Top

Sep 23, 2016


Bạn làm một tháng trung bình lương 4 triệu. Có một ngày bạn đang ngồi làm và tự nghĩ: "Làm thế nào để lương bạn hàng tháng lãnh là 8 - 9 triệu?". Bạn có bao giờ tự vấn mình như vậy không?

Thế có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao mức lương của bạn chỉ là 4 triệu mà không phải hơn? Để lương đạt 8 - 9 triệu/tháng thì bạn phải làm gì? Khả năng của bạn có đủ để đảm đương trách nhiệm khi ở vị trí đó không?

Hãy về soi gương và tự hỏi: "Bạn là ai? Bạn làm được gì? Đam mê của bạn là gì? và bạn cần gì để cải thiện hoàn cảnh thực tại? Tin tôi đi, soi gương chưa bao giờ là việc dễ dàng và bạn cũng cần "Học cách soi gương" như là bài học bắt buộc trong giáo trình nào đó của cuộc đời bạn.

Trong thế giới internet bây giờ, thật dễ dàng cho việc điền các thông tin cần thiết vào một Form nào đó rồi Enter, màn hình sẽ hiện lên kết quả, báo cho bạn biết nên kết hôn với ai hoặc ai mới là người bạn dài lâu đáng tin tưởng. Bằng việc trả lời những trắc nghiệm, máy tính sẽ chỉ ra đâu là khuyết điểm, đâu là ưu điểm của bạn, hoặc loại công việc nào đó mà bạn có thể có năng khiếu.

Tôi chẳng hề nghi ngờ công dụng của máy tính hoặc giá trị thông tin chúng cung cấp. Nhưng chúng ta nên cẩn trọng đừng lệ thuộc vào máy móc, quá tin vào những gì máy tính bảo với chúng ta. Thậm chí ngay với sự xuất hiện của máy tính thế hệ thứ 7 hay hơn nữa, chúng cực kì thông minh, các robot có khả năng phi thường, chúng ta cũng không nên để máy điều khiển số phận của mình. dù trong hôn nhân hay trong sự nghiệp.

Tóm lại, chúng ta cần phải hiểu chính mình hơn bất kỳ ai - hoặc bất kỳ cái gì khác. Điều đó cũng như bạn Học cách soi gương và tìm ra những gì là chính mình và thuộc về mình.
"Tại sao việc tự biết mình lại quan trọng? Có thể cũng chẳng hề hấn gì nếu bạn chỉ đơn giản theo chân đám đông, mua vui một mình và chẳng nghĩ gì đến ngày mai. Nhưng nếu bạn muốn sống một cuộc đời có ý nghĩa trọn vẹn và đóng góp điều gì đó cho xã hội bằng công việc của mình, bằng nỗ lực của mình, hoặc với tư cách là một công dân, thì bạn phải hiểu rõ điều bạn có thể làm, đánh giá đúng khả năng của mình và biết cách sử dụng tốt nhất năng lực mình cần để đạt mục tiêu." - Tác giả Konosuke Matsushita
Bao giờ và bằng cách nào chúng ta có thể tự biết mình? Tôi được biết, và cũng thường nhận được những bản khảo sát cũng như nhiều phương pháp tự đánh giá, do các nhà tâm lý soạn thảo. Những bài khảo sát hay phương pháp ấy thế nào không quan trọng, cái chính là bạn cũng cần có một Form hay phương pháp "khảo sát" cho riêng mình. Phương pháp của tôi có lẽ thiên nhiều về trực giác và kém khoa học hơn, song qua nhiều năm kinh nghiệm tôi nghĩ nó cũng có chỗ dùng được.

Bạn cần rèn luyện thói quen đánh giá khả năng mình càng khách quan càng tốt, cùng với việc thường xuyên kiểm chứng thành tích tương ứng so với khả năng đó,

Gỉa sử như bạn sắp hoàn thành một công việc. Hãy thử đánh giá cụ thể trình độ của bạn ra sao cho nó phản ảnh mức thành tựu, cũng như kết quả tốt nhất có thể đạt được. Trong 100 điểm, bạn đạt 90, nhưng khả năng của bạn có thể là 120 điểm, thậm chí còn cao hơn nữa. Cách tự đánh giá chủ quan này không phải lúc nào cũng xác định được trình độ "thực" của bạn. Thậm chí nếu kế hoạch được tổ chức chu đáo, bản thân dự án vẫn có thể bị thất bại vì các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều quan trọng hơn hết là nỗ lực nhận thức nhằm đạt được sự đánh giá chính xác về khả năng và trình độ tổ chức thực hiện của mình. Hệ thống PRICE trong loạt bài ABC về quản lý sẽ là hữu ích với bạn một khi bạn quan tâm và thực hiện nghiêm túc nó.

Thứ hai, hãy nhờ một người khác hay nhiều hơn có thể thẩm định sự đánh giá của chính bạn. Điều này không dễ, bởi vì lòng tự ái có khi sẽ "can ngăn" không cho bạn đem vấn đề đó tham khảo cùng bạn bè. Còn người khác thì ngại không dám nói thẳng ý kiến của họ, e chạm vào tự ái hoặc làm bạn tổn thương. Nếu là những người hằng ngày làm việc chung với bạn thì chẳng ai muốn làm bạn phật lòng vì những điều đó. Trước nguyện vọng bạn tha thiết muốn nghe, có khi họ đo lường một cách mơ hồ khả năng và trình độ của bạn, hoặc nêu dưới nhiều dạng đánh giá khác nhau để tránh ngượng ngùng cho cả đôi bên. Đặc biệt, cấp dưới của bạn có thể khó nói thẳng, nói thực với bạn về bất cứ loại đánh giá nào. Thật khó nghĩ phải không?

Dù biết rất khó khăn, song bạn nhất thiết phải hỏi ý kiến đồng nghiệp, cả cấp trên lẫn cấp dưới, xem họ đánh giá bạn một cách chính xác ra sao, về công việc, về tài lãnh đạo và về quan hệ giữa người với người. Nếu bạn đang là cấp lãnh đạo, ví dụ như trưởng phòng trưởng ban hay chủ tịch, bạn phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới.

Để có được sự nhận xét trung thực từ họ, bạn cần đặt ra câu hỏi sao cho nhân viên của bạn có thể thẳng thắn và thật thà trả lời được ngay. Thay vì đưa ra những câu hỏi chung chung, mông lung hoặc mơ hồ, bạn phải đề cập thẳng vào một vấn đề cụ thể và xem cấp dưới trả lời ra sao.

Riêng tôi, tôi thường nêu lên ý kiến tôi trước, sau đó hỏi mọi người nghĩ gì về điều đó. Nhiều khi biện pháp tốt nhất vẫn là sử dụng phương pháp quyết định theo lối "nhất trí tập thể". Ở đây, người lãnh đạo giữ lại phán quyết của mình, cho đến khi ông đã nghe hết các quan điểm của cấp dưới, và với cách làm như thế, một ý kiến thống nhất được hình thành.

Trong mọi trường hợp, để trở thành một nhà quản lý giỏi, điều chủ yếu là bạn phải biết rõ chỗ mạnh chỗ yếu của mình. Muốn được thế, bạn phải tự xác định rõ tư thế và sẵn sàng chấp nhận các nhận xét đánh giá của người xung quanh.

Học cách soi gương

Description: soi gương chưa bao giờ là việc dễ dàng và bạn cũng cần "Học cách soi gương" như là bài học bắt buộc trong giáo trình nào đó của cuộc đời bạn.
  • Uploaded by: Alius
  • Views:
  • Category:
  • Share

    0 nhận xét:

    Post a Comment

     

    Contact Form

    Name

    Email *

    Message *

    Copyright © Mộc Blog's | Designed by Templateism.com | Blogger Templates