Top

Latest and Trending Videos

  • DJI - Trolltunga, Preikestolen and Kjeragbolten 2017
  • Relaxing Guitar Music
  • Chờ đợi quá lâu - Tịnh Ngữ (Sáo Mèo Kép)
  • 30 Phut Bài Hát Hay Việt Nam
  • Lullaby - Bản nhạc của những xúc cảm
  • Einsamer Hirte - Gheorghe Zamfir,James Last
  • Nhạc Không Lời Thư Giãn - VA

Cafe Sáng

Xúc cảm âm nhạc

Playlist

Việt Nam

Quốc tế

Trending Vidoes From Mộc Blog's

Apr 2, 2018


Relaxing Guitar Music


Xúc cảm âm nhạc

Thú thật là tôi rất mê, rất thích thể loại nhạc không lời. Một bài hát được cho là hay thì trước hết phải nói đến giai điệu, sau đó mới đến ca từ. Nhưng chẳng mấy khi tôi nghe các bản hòa tấu guitar. Hôm nay có lẽ là một ngoại lệ, vì không phải tôi chỉ nghe một vài phút mà tận 3 giờ. Đến tôi cũng phải ngạc nhiên và tự hỏi mình điều gì đã cuốn hút tôi nghe mãi mà không thấy chán như thường lệ?

Câu trả lời đầu tiên đó là con số View. 64.047.236 lượt xem - Tôi chưa hề thấy một bản hòa tấu nào mà có nhiều lượt view như vậy cho đến giờ phút này. Một Video Audio! Bạn có tin không? Dù thế nào thì đó vẫn là sự thật. Các bản nhạc được sắp xếp khéo léo đúng như cái tên của nó: Relaxing Guitar Music. Tôi cũng đã từng làm những List nhạc nhưng giỏi lắm cũng chỉ khoảng 20 triệu View ở trang "quá cố Nhacso.net".

Câu trả lời tiếp đến là những bản nhạc được chọn lọc rất phù hợp cho việc thư giãn. Âm lượng cũng vừa phải. Tôi cũng đã từng viết một vài bài về âm nhạc chức năng, điều đó giúp tôi có thể lý giải cách khoa học rằng, các bản nhạc với các thanh âm đơn sắc thì tốt cho việc thư giãn. Chúng có nhiều lý do, song lý do hơn cả đó là "vượt qua" được các tạp âm đến từ môi trường. Hãy thử mở một vài bài Hit trên bảng xếp hạng ở quán cafe, nơi bạn cần thư giãn với Video này xem cảm giác của bạn như thế nào? Một gợi ý nữa là sau bữa tối, bạn ngả lưng trên những chiếc ghế và lắng nghe từng nốt nhạc rung lên trên nền nhạc trầm kỳ diệu phát ra từ những đàn guitar thì thế nào? Còn với tôi, những bản nhạc này rất thích hợp cho việc viết lách. Chúng gợi cho tôi nhiều cảm hứng để não luôn tràn đầy say mê đến quên thời gian và không gian xung quanh.

Câu trả lời cuối cùng là video thì nhiều, đề xuất không ít, nhưng những video thực sự phù hợp và đáng để nghe thì rất ít. Video bạn đang nghe chính là một trong số đó. Trước hết nó đúng với tôi. Nếu bạn là một người sôi nổi, thích cảm giác mạnh thì có thể đây không phải là thời điểm để bạn thưởng thức những giai điệu này, thậm chí bạn cũng chẳng hề nghĩ trong đời có giây phút nào đó bạn sẽ nghe thể loại này. Nhưng đã là một người trưởng thành, bạn hiểu rõ rằng "sự riêng tư" và những giờ phút yên tĩnh là cần thiết. Tựa như những lời ru bên nôi, bạn có những cái nôi song bạn cũng cần ai đó vỗ về bạn, cho bạn "sự bình yên" thanh thản sâu thẳm trong tâm hồn.

Relaxing Guitar Music

By: Alius on: April 02, 2018

Nụ Hôn Đánh Rơi (Tháng Năm Rực Rỡ OST) | Đức Trí


Thông tin

Ca sĩ/ ban nhạc: Hoàng Yến Chibi
Album: Tháng Năm Rực Rỡ OST
Phát hành: 2018
Thể loại: Nhạc Phim
Quốc gia: Việt Nam
Chiều dài: 4:47
Nhạc sĩ: Đức Trí
Nhà sản xuất:

Lời bài hát

Em đánh rơi nụ hôn đầu sau lưng anh
Em đánh rơi tình yêu đầu sau lưng anh
Và anh đâu biết và em chưa dám
Nên thế là vụt mất nhau một đời.

Em lỡ mang nỗi buồn khi yêu anh
Em nát tan cõi lòng nên mong anh
Nụ hôn chưa dám, vòng tay chưa ấm
Nên thế là lạnh giá em một đời.

[Chorus]
Yêu người nhưng em giữ cho riêng em thôi
Yêu người em ngu ngốc khóc riêng em thôi
Hay vì em chưa biết, biết yêu ai bao giờ
Biết thương ai bao giờ
Nên đêm hờ hững trôi, anh hờ hững xa
Đau lòng quá.


Cảm hứng sáng tác

Viết trên trang cá nhân, nhạc sĩ Đức Trí tự hào đây là bộ phim điện ảnh Việt Nam có "nhiều đoạn nhạc nhất từ trước tới giờ (hơn 80 đoạn)". Thông thường, các phim điện ảnh khác sử dụng tối đa 30 đoạn.
"Tôi không có ý định thực hiện những bản phối đưa người xem quay trở về thập niên 1970, dù bối cảnh của phim diễn ra trong thời gian đó", nhạc sĩ Đức Trí cho biết, "Tôi cũng muốn các bản thu mới không trau chuốt quá nhiều mà đầy mộc mạc, làm toát lên tinh thần của bài hát".
Đặc biệt, nhạc sĩ chứng tỏ anh dành nhiều tình cảm cho bộ phim khi sáng tác Nụ hôn đánh rơi một cách ngẫu hứng từ cảm xúc và tặng cho giọng hát Hoàng Yến Chibi. [1]

Xúc cảm âm nhạc

Nếu ai đó đã xem phim Tháng năm rực rỡ, thì phần lớn người xem đều đánh giá cao ca khúc Nụ hôn đánh rơi do ca sĩ - nữ chính Hoàng Yến Chibi thể hiện. Đây là bộ phim có phân đoạn được sử dụng âm nhạc nhiều nhất từ trước tới nay (80 đoạn thay vì 30 ở các bộ phim trước đây). Nhưng sau tất cả, để lại ấn tượng sâu sắc nhất là 2 ca khúc "Nụ hôn đánh rơi" và "Rực rỡ tháng năm" do Mỹ Tâm thể hiện. Nhưng khác với Rực rỡ tháng năm, Nụ hôn đánh rơi thường được dùng ở các khoảng lặng của phim, chính vì thế ca khúc dễ đi vào lòng người bởi sự sâu lắng, mang nhiều cảm xúc và xúc động cho người xem.

Thêm vào đó, ca từ của bài hát đã vô tiền khoáng hậu "chạm" đến rất nhiều thính giả. Kết quả là ngay sau khi clip phát hành, đã có rất nhiều bạn trẻ trích dẫn một vài câu trong bài hát để làm Status cho chính mình.

"Em đánh rơi nụ hôn đầu... sau lưng anh. Em đánh rơi tình yêu đầu... sau lưng anh".

Thanh xuân thì ai cũng vậy, có chút ngây thơ, nông nổi và bồng bột, chút "lầy lội" và có khi đắm mình trong sự ghen tương, hờn giận. Sự vô tư, vô vị lợi đó đã biến thanh xuân của một người trở thành vô giá, chẳng thể nào trở lại. Ta lại thấy nỗi khắc khoải của ngày tháng trong câu hát:

Và anh đâu biết và em chưa dám
Nên thế là vụt mất nhau một đời.

Có yêu và trải nghiệm nhiều các cung bậc cảm xúc mới có thể thấu hiểu và thốt lên 2 câu ngắn gọn nhưng hàm chứa sự trải nghiệm sâu sắc đến vậy. Tôi thích hai chữ "vụt mất" nhất. Nó là khoảnh khắc, là sự mong manh mà không khéo ta dễ đánh rơi, để tan biến mọi thứ trong chớp mắt. Kinh nghiệm cuộc sống dạy chúng ta cần phải biết trân quý với những gì đã và đang có, nhưng không quên sẵn sàng chuẩn bị để nắm bắt lấy cơ hội mà tạo hóa ban tặng. Vì khi tất cả trôi qua, có hối cũng đã "vụt mất nhau một đời".

Tôi nhớ cách đây không lâu, "cạn lời" là câu cửa miệng, lời đùa giỡn của rất nhiều người, ở nhiều lứa tuổi; và giờ đây, "Đau lòng quá" cũng sẽ là một câu "hit" như thế. Với tôi, "cạn lời hay đau lòng quá, thì đều là kết thúc của một sự kết thúc. Nó mở là những khoảng lặng, nếu không muốn nói là yên lặng. Một tâm trạng đáng sợ nhất mà tôi từng biết, vì đằng sau câu nói tưởng chừng đơn giản đó là những nỗi lòng chưa thể gọi tên, chúng nổi loạn, chất chứa mà không sao thốt lên lời mà chỉ đành buông xuôi cùng một lời giản đơn chỉ với 3 từ :"Đau lòng quá"!

Yêu người nhưng em giữ cho riêng em thôi
Yêu người em ngu ngốc khóc riêng em thôi
Hay vì em chưa biết, biết yêu ai bao giờ

Đọc xong ba câu trên bạn có thấy gì bất ổn không? Riêng tôi thì cho đó là điều ngu ngốc hiển nhiên mà bất kì ai trong đời vướng phải. Khi tôi viết những lời này, có đôi lúc tôi phải dừng nghỉ, khẽ buông rèm mi để cho bao dòng xúc cảm đọng lại. Bất chợt tôi lại bắt gặp mình trong hình ảnh ngồi yên, lặng thinh trong căn phòng vắng và bị ngự trị bởi màu đen để rồi luẩn quẩn với những dòng xúc cảm tuôn ra chẳng biết đến từ đâu. Đôi lúc tôi cũng tự hỏi mình, liệu mình có "đánh rơi nụ hôn" nào để ròi "để lỡ tình yêu" sau lưng một ai đó.

Có rất nhiều điều tôi chẳng thể viết ra cho hết những nghĩ suy và cảm nhận của mình về bài hát mà chỉ biết "gặm nhấm" và hưởng thụ những xúc cảm mà bài hát mang lại. Tôi cố gắng đọc thật nhiều để ngôn từ linh hoạt hơn, nhưng tôi phải thừa nhận, rất nhiều khoảnh khắc ngôn từ trở nên bất lực chẳng hạn như lúc này. Liệu như vậy có phải tôi cũng đã "đánh rơi" đi một điều gì đó quan trọng?

Với ai đó, âm nhạc hay tác phẩm âm nhạc là nơi người ta trải nghiệm sự đồng cảm, nơi tìm thấy hay gợi nhớ nhưng cảm xúc tưởng như đã mất thì nay lại tìm về.
Với ai đó, Nụ hôn đánh rơi là lời nhắc nhở về những gì đã mất chẳng thể tìm lại; biết trân quý những gì đã và đang có.
Với ai đó, họ tìm thấy một bài hát hay có ca từ xúc tích, đầy cảm xúc.
Và với ai đó, họ nhận ra nhiều điều, rút ra nhiều kinh nghiệm cho riêng mình; và thấy được sự trưởng thành, độ nông-sâu của người nhạc sĩ.

Tháng năm rực rỡ - Một bộ phim gốc đến từ xứ sở Kim chi, Hàn Quốc. Dù đã cố gắng Việt hóa tối đa, song "hơi thở" của nó vẫn ít nhiều phảng phất cái "chất" Hàn đâu đó. Riêng đối với tôi, đây là một bộ phim thành công về nhiều mặt của đạo diễn Quang Dũng, và Nụ hôn đánh rơi chính là một trong những "nốt nhạc" góp nên thành công đó.

Nguồn tham khảo

[1] Nhạc phim 'Tháng năm rực rỡ': Rộn rã, đau đớn như thanh xuân mỗi người

Nụ Hôn Đánh Rơi (Tháng Năm Rực Rỡ OST) | Đức Trí

By: Alius on: April 02, 2018

Kacey Musgraves | Butterflies



Thông tin

Kacey Lee Musgraves (21/08/1988) là ca sĩ người Mỹ nhạc đồng quê đoạt giải Grammy. Cô đã tự phát hành ba Album trước khi xuất hiện tại mùa thứ năm của chương trình tìm kiếm tài năng của USA Network Nashville Star vào năm 2007, cô xếp hạng thứ bảy. Năm 2012 cô ký hợp động với hãng địa Mercury Nashville, Kacey phát hành album phòng thu Same Trailer Different Park vào tháng 3 năm 2013.

Kacey Musgraves xếp hạng nổi tiếng thứ 6167 trên thế giới và thứ 42 trong danh sách Ca sĩ nhạc đồng quê nổi tiếng.

Kacey Musgraves, chủ nhân của hai tượng vàng Grammy trong đó có Album nhạc đồng quê của năm, đã thể hiện bài hát "Follow Your Heart" (tạm dịch: Hãy đi theo tiếng gọi của trái tim) và chia sẻ suy nghĩ của mình: "Tôi tự hào vì có thể đứng đây để cất lên giai điệu của dòng nhạc đồng quê. Tôi chúc mừng tất cả những ai có mặt trong khán phòng này ngày hôm nay, bởi vì đã sống thật và dám công khai yêu người mà mình yêu".

Ca sĩ/ ban nhạc: Kacey Musgraves
Tên thật/ tên đầy đủ: Kacey Lee Musgraves
Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 21/08/1988
Album: Golden Hour
Phát hành: 2018
Thể loại: Country
Quốc gia: Golden, Texas, Hoa Kỳ
Chiều dài: 3:40
Nhạc sĩ: Kacey Musgraves / Luke Laird / Natalie Hemby
Nhà sản xuất: Butterflies © Warner/Chappell Music, Inc, Universal Music Publishing Group, Sony/ATV Music Publishing LLC


Lời bài hát

I was just coastin'
Never really goin anywhere
Caught up in a web I was gettin kinda used to stayin' there
And out of the blue
I fell for you
Now you're lifting me up, instead of holding me down
Stealing my heart instead of stealing my crown
Untangled all the strings round my wings that were tied
I didn't know him and I didn't know me
Cloud nine was always out of reach
Now I remember what it feels like to fly
You give me butterflies
Kiss full of color makes me wonder where you've always been
I was hiding in doubt till you brought me out of my chrysalis
And I came out new
All because of you
Now you're lifting me up instead of holding me down
Stealing my heart instead of stealing my crown
Untangled all the strings round my wings that were tied
I didn't know him and I didn't know me
Cloud nine was always out of reach
Now I remember what it feels like to fly
You give me butterflies, yeah
You give me butterflies
Now you're lifting me up instead of holding me down
You're taking my hand instead of taking my crown
Untangled all the strings round my wings that were tied
I didn't know him and I didn't know me
Cloud nine was always out of reach
Now I remember what it feels like to fly
You give me butterflies
You give me butterflies
Ooh, ooh, mhm

Xúc cảm âm nhạc

Ngay hồi còn niên thiếu, vốn đã thích nghe nhạc, nghe nói bên cạnh nhạc cổ điển, nhạc rock, nhạc pop…, nước Mỹ còn có loại nhạc gọi là nhạc đồng quê (country music), tôi nghĩ vơ vẩn là loại nhạc này chắc chỉ dành cho giới nông dân, lao động nghèo người Mỹ, nghĩa là chắc cũng na ná như nhạc cổ Nam bộ, bài chòi Trung bộ hay hát chèo Bắc bộ mà giới đại chúng bình dân người Việt mình rất mê mà thôi.

Lần hồi tôi mới vỡ lẽ, rằng thực tế là trong nhạc đồng quê Mỹ không hề có kiểu hát hò nào giống như vô câu mùi mẫn hay xuống “xề” áo não ở các bài Vọng cổ, Phụng hoàng, Tứ đại oán, Khấp hoảng thiên, Trăng thu dạ khúc…, nghe buồn đứt ruột từ làn hơi thiên phú của các danh ca cổ nhạc như Út Trà Ôn, Minh Cảnh, Phượng Liên, Lệ Thủy… Thời khá xưa là thập niên 60, các danh ca country music, như: Johnny Cash, Glen Campbell (có ca khúc Galveston trứ danh) hay Olivia Newton Jones (thiết tha vô cùng với bài If you love me). v.v..,. luôn trình diễn rất sống động, tươi mát, thậm chí là vui nhộn nữa.

Hơn thế, đề tài thường thấy trong nội dung lời nhạc đồng quê Mỹ thì rất bình phàm nhân con người, như tình yêu trai gái, sinh hoạt ở nông trại hay chốn thiên nhiên hoang dã, trong đó có những câu chuyện về cánh đồng lúa mạch, con sông chảy qua trước căn chòi trên thảo nguyên, hình ảnh con chó đốm, con bò cái.v.v…, và cả về niềm tin tôn giáo. Điển hình như trong Giải nhạc đồng quê (Country Music Association Awards – CMA Awards) Mỹ Quốc năm 2008, nhiều ca sĩ được giải nhất đều là qua các sáng tác về đề tài niềm tin tôn giáo, như Kenny Chesney với bài Everybody wants to go to the Heaven và George Strait với bài I saw God today.

Nhạc đồng quê Mỹ Quốc thời nào cũng có những tài năng sáng chói, không phải co hẹp trong sân chơi riêng của giới người Mỹ thích nhạc country mà còn nổi tiếng khắp cả nước, qua mặt cả danh tài của các dòng nhạc khác. Như tại lễ trao giải CMA Awards lần thứ 50 -2016 tại thành phố Nashville (bang Tennessee, được xem là thủ đô nhạc country Mỹ Quốc), Carrie Underwood lại thắng ấn tượng với giải thưởng ‘Nữ ca sĩ của năm’ và Garth Brooks đoạt giải thưởng ‘Nam ca sĩ của năm’. Hai danh ca nói trên từng được tôn vinh nhiều lần ở các kỳ CMA Awards các năm trước.

Có quy mô rộng, sâu hơn giải CMA, giải Grammy là một giải thưởng hằng năm được tổ chức bởi Viện thu âm nghệ thuật và khoa học quốc gia Hoa Kỳ cho những thành tựu xuất sắc trong ngành công nghiệp thu âm, được coi là giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực âm nhạc, tương đương giải Oscar bên điện ảnh. Giải Grammy nghiên cứu và trao thưởng rộng rãi đến nhiều thể loại âm nhạc, từ pop, rock, latin rock, R&B, country music, rap, dance/electronic, nhạc phim… Do đó, cũng hợp lý khi có ý kiến cho rằng có thể xem giải CMA là giải Grammy của dòng nhạc đồng quê. Và trong giải Grammy cũng năm 2016, Taylor Swift, ca sĩ xinh đẹp 26 tuổi, được mệnh danh là ‘Công chúa nhạc đồng quê Mỹ’, đã làm nức lòng người hâm mộ ở nước Mỹ cũng như quốc tế.

Tuy năm nay không thành công trong chính chuyên ngành nhạc đồng quê của mình (giải CMA) nhưng bên giải Grammy, Taylor Swift đoạt luôn hai giải quan trọng là ‘Album của năm’ và ‘Album nhạc pop xuất sắc nhất’ trong khi giải ‘Album nhạc đồng quê hay nhất’ lọt vào tay ca sĩ Chris Stapleton với ca khúc tựa là Traveller.

Mặt khác, những nét dân dã, hồn hậu của nhạc đồng quê Mỹ Quốc đã làm tôi rất khoái loại nhạc này. Trước hết là nhạc country gắn liền với những bài dân ca Mỹ rất quen thuộc, như Oh Susana, The red river valley song, Clementine. v.v… Hay vui nhộn vô cùng là qua các phim hoạt hình làm từ bộ truyện chàng cao bồi Lucky Luke, ta thấy trên sân khấu, các lão nhạc công – có cả các lão bà – say sưa chơi các nhạc cụ đơn sơ như banjo, guitar, harmonica, violin, còn bên dưới – tức trên bãi cỏ xanh tươi hay bãi cát tung bụi mịt mù – khán giả cuồng nhiệt ôm nhau nhảy hay luân phiên độc diễn các điệu dân vũ, khôi hài hơn là trong bãi có cả những chú chó ngoan cố sủa mãi hoặc những chú bò cứ vô tư nhai cỏ…

Riêng về chất giọng, các ca sĩ hát nhạc đồng quê Mỹ thường kéo dài đả đớt các nguyên âm, nghe như có bỏ dầu “ngã”, dấu “hỏi” vô tiếng Mỹ vậy, nghe cứ như giọng nẩu bèn bẹt, eo éo của bà con người Việt mình ở vùng trung Trung bộ.

Nhịp điệu nhạc đồng quê cũng khác các loại Rock, Pop ở chỗ đơn giản hơn, đều hòa hơn, ít chơi nhịp chõi, và phần bộ gõ (trống) cũng ít fantasy này nọ, không có những đoạn chợt buông lơi rồi chạy dồn một cách phang ngang, dậm dật.

Bên cạnh đó, cho đến ngày nay đã sang thế kỷ 21 lâu rồi, dù bên phía các dòng nhạc đại chúng khác đã dần hồi phát sinh biến tướng đủ kiểu, từ pop, rock biến thành disco, R&B, salsa, alternative, funk, heavy metal, rap (nhạc nói) .v.v…, tôi thấy sân khấu nhạc đồng quê Mỹ trước sau vẫn không thay đổi cái vẻ vui sống hồn nhiên cố hữu. Kiểu đồng phục “quần jean, nón vành, giầy bốt” tràn ngập từ sân khấu xuống tới hàng khán giả. Và khác với những ca, nhạc sĩ của nhiều ban nhạc rock metal, psychedelic hay salsa, thích đề tóc kiểu người tiền sử và ăn mặc nhếch nhác, có khi còn cố tình chơi đồ rách vá, thì những ca sĩ nhạc đồng quê như Garth Brooks, Tm MacGraw …, lúc nào cũng tóc tai gọn gàng, chăm chút sơ mi chim cò, ca rô sọc màu sắc rực rỡ, kèm theo tua ren các thứ. Còn các diva nhạc đồng quê như Shania Twain, Gretchen Wilson rất xinh đẹp, hấp dẫn nhưng lại không “khoe hàng” sexy tùm lum như mấy nàng Bejoncé Knowles, Britney Spears, Lady Gaga… bên nhạc Pop hay R&B. Như trong lễ trao giải CMA 2008, các nữ ca sĩ như Jennifer Nettles, Carrie Underwood, Brad Paisley, hay các nhóm Sugarland, Rascal Flatts, Lady Antebellum…, đều ăn mặc trang nhã, kín đáo, giản dị.

Không rõ có phải nhờ vào phong cách trang nhã “ca, diễn nghệ thuật là chính” chứ không phải “show mình mẩy, hàng họ là chính” mà nhạc đồng quê Mỹ Quốc cứ thầm lặng ca, diễn mà lại lấy được cảm tình bền chặt của đa số đại chúng Mỹ hay không, cứ thấy một đại diện của dòng nhạc này đã thành công tột đỉnh, bỏ xa đại diện các dòng nhạc nhạc khác trong “The Voice” – show tivi ca nhạc đắt người xem hàng đầu của toàn nước Mỹ suốt nhiều năm qua. Đó là ca sĩ cao kều Blake Shelton, từng liên tục từ 2010 đến 2014 đoạt nhiều giải thưởng khác nhau ở các giải Grammy, CMA và iHeartRadio Music. Trong giàn 4 huấn luyện viên của The Voice, Blake là huấn luyện viên duy nhất chuyên về nhạc đồng quê và đáng nể hơn nữa, trong suốt 11 mùa giải The Voice (bắt đầu năm 2006), Blake không hề bị thay thế lần nào bởi ca sĩ khác ở vị trí “ghế nóng” như tình trạng của 3 – 4 nam, nữ huấn luyện viên khác. Cũng dễ hiểu thôi, Blake Shelton vừa giúp học trò Sundance Head, ca sĩ râu rìa “chuyên trị” nhạc đồng quê, không bao giờ thiếu cái nón cao bồi Texas khi ra hát, đoạt giải Quán quân The Voice năm 2016, có nghĩa là huấn luyện viên Blake Shelton và các học trò trong đội anh được quần chúng Mỹ (MC trong show The Voice gọi khối “giám khảo” tập thể này là America) nhiệt liệt ủng hộ và bình chọn dài dài, nên team (đội) Blake đã thắng lợi đến tận lần thứ 5 trong 11 kỳ The Voice, gồm 3 lần quán quân và 2 lần á quân.

Trong không khí nhạc đồng quê phấn chấn, yêu đời ấy, người Mỹ cùng hát, cười, la hét, nốc bia… Nước Mỹ tuy giàu mạnh cũng đã từng điêu đứng vì suy thoái tài chính, người dân mất nhà, mất việc làm, nhưng hễ đã “máu” nhạc đồng quê của mình lên rồi, cứ như anh chàng Mỹ lại cười thật tươi, nói Oh, I’m fine. Tốt thôi cuộc đời ạ!

Tương tự, dân Mỹ từng bị nhiều dân tộc khác trên thế giới kết án là khó ưa ở cái óc duy lý, thực dụng, khép kín, tư kỷ kiểu “Nước Mỹ của người Mỹ”, nhưng hình như một khi người Mỹ đắm mình vào dòng nhạc đồng quê, dân gian của họ – dòng nhạc nguyên sơ đã có mặt từ thời các đoàn xe ngựa rong rủi trên sa mạc Viễn Tây, đi mở mang bờ cõi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ – thì không hiểu sao, riêng tôi lại thấy họ rất dễ mến, dễ gần, bởi lúc đó rõ ràng là họ sống thả lỏng con người họ theo tình cảm mềm mại, cảm xúc dễ dàng, có khi hồn nhiên, hiếu động như bọn trẻ con vui đùa.

Tác giả: Phạm Nga

Butterflies | Kacey Musgraves

By: Alius on: April 02, 2018

Apr 1, 2018



If Tomorrow Never Comes | Garth Brooks


Thông tin

Là bài hát được thu âm bởi nghệ sĩ nhạc country người Mỹ, Garth Brooks

Bài hát được viết bởi Brooks và Kent Blazy, được phát hành vào tháng 8 năm 1989, nằm trong đĩa thứ hai trong album Garth Brooks. Ca khúc nhanh chóng thành công và xuất hiện trên The Hits , The Limited Series và Double Live . Đây là đĩa đơn đầu tiên của anh nằm trong bảng xếp hạng Billboard Country Singles . Bài hát được coi là sản phẩm tiêu biểu nhất của Garth Brooks.

"If Tomorrow Never Comes" được mệnh danh là bài hát Country yêu thích nhất trong Giải thưởng Âm nhạc Hoa Kỳ năm 1991. Nó đã trở thành một trong những bài hát phổ biến nhất của Brooks cho các nghệ sĩ khác biểu diễn. Một trong số đó là Ronan Keating , người đã đưa nó lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng UK Singles vào tháng 5 năm 2002.

Phát hành: Ngày 21 tháng 8 năm 1989
Thể loại: Country
Quốc gia: Mỹ
Chiều dài: 3:39
Nhãn: Capitol 444
Nhạc sĩ: Garth Brooks, Kent Blazy
Nhà sản xuất: Allen Reynolds

Lời bài hát

If Tomorrow Never Comes
Lời dịch
Sometimes late at night
I lie awake and watch her sleeping
She's lost in peaceful dreams
So I turn out the lights and lay there in the dark
And the thought crosses my mind
If I never wake up in the morning
Would she ever doubt the way I feel
About her in my heart

If tomorrow never comes
Will she know how much I loved her
Did I try in every way to show her every day
That she's my only one
And if my time on earth were through
she must face the world without me
Is the love I gave her in the past
Gonna be enough to last
If tomorrow never comes

'Cause I've lost loved ones in my life
Who never knew how much I loved them
Now I live with the regret
That my true feelings for them never were revealed
So I made a promise to myself
To say each day how much she means to me
And avoid that circumstance
Where there's no second chance to tell her how I feel

If tomorrow never comes
Will she know how much I loved her
Did I try in every way to show her every day
That she's my only one
And if my time on earth were through
she must face the world without me
Is the love I gave her in the past
Gonna be enough to last
If tomorrow never comes

So tell that someone that you love
Just what you're thinking of
If tomorrow never comes

Đôi khi vào giữa đêm
Anh thức dậy và nhìn em ngủ
Em chìm vào giấc mộng bình yên
Vì vậy anh tắt đèn và nằm đó trong bóng tối
Và một suy nghĩ bất chợt thoáng qua trong đầu anh
Nếu như anh chẳng bao giờ thức dậy vào buổi sáng nữa
Em có nghi ngờ những tình cảm anh dành cho em không?
Từ tận trong trái tim anh cũng hỏi như vậy

Nếu ngày không bao giờ đến
Thì em có biết anh yêu em nhiều đến mức nào không
Mỗi ngày anh đã cố gắng bằng mọi cách để cho em thấy
Rằng em là người duy nhất anh yêu
Và nếu thời gian để anh tồn tại trên trái đất đã hết
Em sẽ phải đối mặt với thế giới này một mình
Liệu tình yêu anh dành cho em có phải chỉ là quá khứ không?
Liệu nó có đủ để vững bền mãi mãi không em?
Nếu ngày mai không bao giờ đến

Bởi vì anh đã từng mất đi những người yêu thương trong cuộc đời này
Những người mà họ sẽ chẳng biết được anh yêu họ nhiều như thế nào đâu
Giờ đây anh sống với sự nuối tiếc
Rằng những cảm xúc từ tận trong đáy lòng anh dành cho họ họ sẽ chẳng bao giờ biết được
Vì vậy anh đã tự hứa với bản thân mình
Mỗi ngày sẽ nói cho em biết em có ý nghĩa thế nào với anh
Để tránh những gì đã xẩy ra trong quá khứ
Sẽ chẳng có cơ hội thứ hai để cho em biết những tình cảm của anh là như nào

Vì vậy hãy nói với người bạn yêu
Những gì mà bạn nghĩ về họ
Nếu ngày mai không bao giờ đến

Cảm hứng sáng tác

" If Tomorrow Never Comes" có lẽ sẽ luôn là bài hát của tôi. Nguồn cảm hứng khi tôi viết lên ý tưởng cho bài hát này từ nhiều nguồn văn chương, và nó là kết quả cho những gì tôi kiếm tìm. Vào ngày Bob Doyle, đồng quản lý của tôi, giới thiệu tôi với Kent Blazy, tôi đã đưa ra ý tưởng của mình và sau 15s, anh ta đã có câu đầu tiên cho bài hát. Có thể nói, Kent cảm nhận được những gì tôi muốn ở bài hát. Kent Blazy là một người đàn ông tuyệt vời, đầy tình yêu và năng lượng, và nếu thời gian có trở lại, thì tôi luôn hy vọng chúng tôi luôn là những người bạn."

If Tomorrow Never Comes | Ronan Keating



Video bắt đầu với Keating ngồi trên giường và nhìn chằm chằm vào người phụ nữ đang ngủ. Anh ta rời khỏi nhà của mình, và rơi xuống một con đường, trên con đường đó có một chiếc xe đang di chuyển, anh ta chạy qua nó. Anh ấy đi qua cùng một cảnh nhiều lần, dường như bị mắc kẹt trong một vòng lặp thời gian. Cuối cùng, anh ta ngừng vòng lặp bằng cách tránh băng qua đường, và thay vào đó, đi dọc theo vỉa hè, nơi đưa lối về trước cửa nhà của anh ta.

If Tomorrow Never Comes | John VanVolkingburgh

Nếu ngày mai không bao giờ đến,

Nếu tôi biết nó sẽ là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn ngủ thiếp đi,
Tôi sẽ túm chặt bạn hơn và xin Chúa giữ lại linh hồn của bạn.
Nếu tôi biết đó sẽ là lần cuối cùng tôi nhìn thấy bạn bước ra khỏi cửa,
Tôi sẽ cho bạn một cái ôm và một nụ hôn và gọi lại cho bạn nhiều hơn.

Nếu tôi biết đó sẽ là lần cuối cùng tôi nghe giọng nói của bạn được nâng lên trong lời khen ngợi,
Tôi sẽ lưu lại mỗi hành động của bạn bằng video,
vì vậy tôi có thể xem chúng trở lại ngày này qua ngày khác.
Nếu tôi biết đó sẽ là lần cuối cùng, tôi sẽ dành một phút hay hai
Để dừng lại và nói "Tôi yêu bạn", thay vì giả sử bạn sẽ BIẾT tôi làm.

Nếu tôi biết nó sẽ là lần cuối cùng tôi sẽ ở đó để chia sẻ ngày của bạn,
Vâng, nếu tôi biết chắc chắn bạn sẽ có nhiều ngày hơn nữa, vì vậy tôi có thể để cho một trong những đó trôi đi.
Vì chắc chắn sẽ có ngày mai để bù đắp,
Và chúng ta luôn có cơ hội thứ hai để làm cho mọi việc trở nên đúng.
Sẽ có một ngày khác để nói rằng "Anh yêu em",
Và chắc chắn có một cơ hội để nói về "Mọi thứ tôi có thể làm".

Nhưng, trong trường hợp có thể tôi sai, và hôm nay là tất cả những gì tôi nhận được,
Tôi muốn nói tôi yêu bạn như thế nào và tôi hy vọng chúng ta không bao giờ quên,
Ngày mai là không hứa với bất cứ ai, trẻ hay già như nhau,
Và hôm nay có thể là cơ hội cuối cùng bạn có thể giữ người thân yêu của bạn thật chặt.

Vì vậy, nếu bạn đang chờ ngày mai, tại sao không làm cho nó ngày hôm nay?
Vì nếu ngày mai không bao giờ đến, bạn chắc chắn sẽ hối tiếc trong ngày,
Rằng bạn đã không dành thêm thời gian cho một nụ cười, một cái ôm hoặc một nụ hôn
Và bạn quá bận để cho ai đó,
những gì hóa ra lại là mong ước cuối cùng của họ.

Vì vậy, giữ sự gần gũi với những người thân yêu của bạn ngay ngày hôm nay, thì thầm vào tai của họ,
Nói cho họ biết bạn yêu họ nhiều đến mức nào và bạn sẽ luôn giữ họ bằng hết thảy mến yêu,
Dành thời gian để nói "Tôi xin lỗi", "Xin hãy tha thứ cho tôi", "Cảm ơn" hoặc "Không sao đâu"
Và nếu ngày mai không bao giờ đến, bạn sẽ không hối hận về ngày hôm nay.

If Tomorrow Never Comes | Garth Brooks

By: Alius on: April 01, 2018

Nov 5, 2016

Fuji Ayako - Rouge ルージュ (Người tình mùa đông)

Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng đây là một ca khúc nhạc Hoa lời Việt, nhưng thực chất ca khúc này được nữ ca sỹ lừng danh người Nhật Miyuki Nakajima sáng tác và thu thanh lần đầu tiên vào năm 1986 với tựa đề "Ruju -ルージュ" (Rouge). Miyuki Nakajima là 1 trong 16 ca sĩ hay nhất mọi thời đại của Nhật!”

Sau đó ca khúc này đã được Faye Wong viết lại bằng tiếng hoa "容易受傷的女人" (Người con gái dễ bị tổn thương), chính bài hát này đã đưa tên tuổi Faye Wong nổi tiếng. Và bài "Người tình mùa đông" đã được chuyển dịch từ bài hát lời Hoa này


Tính đến thời điểm này, "Người tình mùa đông" có 8 phiên bản

+ Tiếng Nhật (đây chính là bản gốc): Ruju
+ Tiếng Hoa: có 2 phiên bản, 1 là tiếng Phổ thông và 2 là tiếng Quan Thoại
+ Tiếng Anh: có tới 4 phiên bản: “That is love”, “Please don’t go away”, “Broken hearted woman” và “Only love is real”
+ Tiếng Việt: Người tình mùa đông do Như Quỳnh trình bày.

Mỗi phiên bản tùy vào người viết lời mà sắc thái và hoàn cảnh của người con gái ấy vì vậy mà đậm sâu khác nhau.

[accordion]
[item title="XEM BẢN TIẾNG HOA CỦA VƯƠNG PHI"]

[/item]
[/accordion]
Dù là phiên bản nào thì tâm điểm vẫn là người phụ nữ với những dòng tâm sự bất tận của mình. Nhưng với tác giả bài viết này thì vẫn thấy bản đầu tiên Tiếng Nhật có ca từ hay hơn cả. Đứng ở góc độ người phụ nữ Nhật thì người nghe cũng phần nào hiểu được những góc cạnh nơi cõi lòng thầm kín của người con gái vừa hiện đại vừa không mất đi cái bản sắc đặc trung của một dân tộc.

Đến bản tiếng Hoa thì người phụ nữ ít chịu ảnh hưởng bởi lễ giáo hơn, mang dáng vẻ của người phụ nữ cập thời hơn. Cũng vẫn là tâm sự người phụ nữ, nhưng ca từ có phần hoa mỹ hơn. Đó là cái hay của tiếng Hoa và dường như đó là sở trường của người Hoa...

Đến phiên bản Người tình mùa đông - tiếng Việt. Mọi người vẫn thường biết đến người hát là Như Quỳnh. Vấn đề là tiết tấu trong phiên bản này êm đềm, nhẹ nhàng tựa như những con sóng trong những ngày hè yên ả cứ dập dìu người nghe. Bài hát này ca từ không hay như 2 phiên bản trên nhưng mang lại cái mới mẻ trong giai điệu, và chỉ trong thời gian ngắn đã được nhiều người biết đến bài hát cũng như tên tuổi người nữ ca sĩ thể hiện bài hát này.

[accordion]
[item title="NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG - NHƯ QUỲNH"]

[/item]
[/accordion]
Dù là phiên bản nào thì cũng có cái hay của nó. Đó là một bản tình ca đẹp và đa sắc màu. Một khúc ca mang đến nhiều xúc cảm cho người nghe, đặc biệt là phái nữ.

Một bản tình ca gửi theo một lời chúc sức khỏe, vui vẻ và an lành đến bạn đọc với ngày nghỉ cuối tuần nhiều niềm vui và ngập tràn hạnh phúc.

Ruju (Rouge) ルージュ (Người tình mùa đông)

By: Alius on: November 05, 2016

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy âm nhạc có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể và cảm xúc của mỗi con người. Trên thực tế, đó là một lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gọi là liệu pháp âm nhạc, dùng âm nhạc để chữa bệnh. Những hiệu ứng của âm nhạc sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên bởi sự kì diệu, sự biến hóa cảm xúc trong từng giai điệu.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những nhịp đập trong tiết tấu của âm nhạc kích thích sóng não gây ra sự cộng hưởng trong đồng bộ nhịp đâp thúc đẩy tạo nên trạng thái. Những nhịp đập nhanh mang lại sự tập trung sắc nét hơn còn những nhịp đậm chậm giúp não trở về trạng thái thiền định, bình tĩnh.

Thông qua hệ thống thần kinh tự chủ, sự thay đổi trong sóng não ảnh hưởng liên hoàn đến các chức năng khác trong cơ thể cụ thể là nhịp tim và nhịp thở. Khi bạn nghe những giai điệu nhanh hay chậm nhịp tim của bạn cũng tiến tấu theo từng nhịp đập của sóng não. Nhịp tim chậm, nhịp thở chậm kích hoạt phản ứng thư giãn. Đó chính là lí do tại sao liệu pháp âm nhạc lại giúp đánh bại tác hại của stress, giúp cơ thể cân bằng trở lại


Âm nhạc là một liệu pháp khiến cơ thể bạn thoát khỏi sự lo âu, trầm cảm trong trạng thái và cảm xúc. Đôi khi bạn cảm thấy quá mệt mỏi, những suy nghĩ căng thẳng dồn dập khiến bạn mất cân bằng trong công việc hay cuộc sống. Nhưng chỉ cần lắng nghe một giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát cảm xúc mệt mỏi được xua tan, bạn sẽ cảm thấy lạc quan và suy nghĩ tích cực hơn.

Sự kì diệu của âm nhạc luôn được hiện hữu rất đơn giản trong cuộc sống thường nhật từ những bữa ăn hay giấc ngủ. Bữa ăn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu duy trì sức khỏe con người, nhưng cơ thể lại quá mệt mỏi khiến bạn chán ăn, thể chất suy nhược. Hay đôi khi bạn mất ngủ, mải miết trong sự lo âu, những suy nghĩ bộn bề của cuộc sống. Âm nhạc chính là một vị cứu tinh khiến bạn xua tan đi sự căng thẳng giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng, giúp giảm nguy các nguy cơ đột quỵ, huyết áp và vấn đề sức khỏe theo thời gian, tăng khả năng miễn dịch.

Mỗi lứa tuổi lại có những khẩu vị âm nhạc khác nhau nhưng âm nhạc không vì thế mà tách biệt, nó trở thành một phần không thể thiếu đối với con người , dường như là một người bạn vô hình, quan trọng, đồng hành cùng mỗi cá thể trong sự thăng trầm cuộc sống.

Tham khảo stress.about.com

NHẠC KHÔNG LỜI THƯ GIÃN

By: Alius on: November 05, 2016

Playlistgồm 7 bài hát mình chọn lọc trong kho tàng những bài hát Việt Nam. Thực sự có rất nhiều bài hát Việt hay, và đáng để nghe. Bài thứ 7 là bài Nắng Chiều...

Tại sao là 30 phút mà không hơn? Tất nhiên là có thể hơn, nhưng thông thường, thời gian thưởng thức trọn vẹn nhất chỉ khoảng 30 phút mà thôi. Khi quá thời gian đó, tâm trí dần sao lãng và những lời ca sẽ không còn cảm nhận nhiều nữa, thay vào đó chỉ là loáng thoáng giai điệu mà thôi.

Mình làm playlist chủ yếu là làm cơ sở dữ liệu cho Mộc Blog's. Như bạn cũng biết ở M21love, các video gần như không còn sử dụng được nữa. Lý do là các bài hát vì lý do nào đó mà người upload bị khóa tài khoản, một số video bản quyền,... nên các link không còn sử dụng được nữa.

Thực sự những video mình làm cũng chẳng có gì nổi bật, vì cái mình quan tâm chính yếu là nội dung mình muốn sử dụng. Và lý do khác là, mới tập tành làm video nên nhiều cái còn chưa biết, nên chỉ làm ở mức đơn giản nhất có thể.


Mong các bạn ủng hộ Mộc nhé! Các bạn thấy hay thì like, không hay cứ dislike. Quan điểm luôn là trung lập, vì ngay từ đầu mình vốn không cuốn hút mình theo thu nhập, mà đơn giản, M21love hay Mộc Blog's là nơi mình làm những việc mình thích, nó chẳng liên quan gì đến công việc hằng ngày của mình. Nhưng vì thích mà làm, gắn bó lâu mà chẳng thể bỏ dở... vì vậy, khi bạn thực sự yêu thích hãy like, chia sẻ, theo dõi,... còn nếu bạn còn phân vân, thì cứ ủng hộ Mộc hay M21love bằng cách theo dõi bài viết là ok rồi.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ! À, dạo này thời tiết mưa nhiều, ra đường nhớ khoác thêm áo ấm và mang theo áo mưa... dễ ốm lắm... thân ái!
[left_sidebar]

30 Phút Với Những Bài Hát Hay Việt Nam

By: Alius on: November 05, 2016

Nov 4, 2016


rất nhiều thứ con người xin, nhưng xin thời gian qua mau thì chắc không mấy người như Lam Phương. Bởi vì có xin mọi thứ trên đời mà không có thời gian để "hưởng" thì không biết xin để làm gì. Có lẽ vì tủi cho phận đời long đong lênh đênh và cái khổ quá nhiều mà người nghệ sỹ đã trải lòng và viết lại những suy tư, vương vấn trong lòng.

Buồn nào hơn đêm nay?
Buồn nào hơn đêm nay!


Thoạt nghe có vẻ đó là một câu hỏi, nhưng có vẻ không hẳn là như thế, tôi nghĩ đó cũng được xem như một câu cảm thán. Một lời cám cảnh vì thực tại mà chợt thốt lên lời. Tôi vẫn chẳng thể nào hiểu được vì sao Lam Phương lại đặt tên bài hát là Xin thời gian qua mau? mà không là một tên nào khác? Có thể nghĩ ngay cái tên đó là câu: Buồn nào hơn đêm nay. Suy cho cùng, đó là cái hay của Lam Phương, người nhạc sỹ luôn để lại những dấu chẩm hỏi sau mỗi lần nghe ca khúc của ông. Và người có trải qua nhiều cái khổ cái đau thì mới có thể thấu những gì người nghệ sỹ nhắn gửi. Điều đó cũng giống như khi người ta xem những bức tranh nghệ thuật, họ sẽ lấy làm khó hiểu về nhiều thứ cho đến khi hiểu được câu chuyện và hoàn cảnh tác giả sáng tạo ra nó.


Thời gian qua nhanh quá, nó lướt qua dù chúng ta đã biết. Khi chúng ta để ý đến thời gian, thì cảm thấy mọi thứ đều khẩn cấp; khi chúng ta không để ý đến thì thời gian trôi qua đều đặn. Khi thềm năm mới sắp tới cũng là lúc mỗi người chúng ta có thời gian mà nhìn lại cuộc đời mình trong bao năm qua, chí ít cũng là năm vừa qua. Người nghệ sỹ buồn, chịu không nổi đã phải thốt lên:

Buồn nào hơn đêm nay
Khi ngoài kia bão tố đầy trời.
Từng cánh lá cuốn gió
Rơi vào lòng đêm thâu.
Thương thầm mối tình ngâu.

Ngày về ôi xa quá.
Cánh nhạn còn miệt mài.
Trong nắng hồng mê say.
Lạc bầy chim chíu chít.
Hai phương trời cách biệt.
Đêm chờ và đêm mong.


Có lẽ, chẳng cái buồn nào buồn bằng nỗi buồn người xa quê hương xứ sở. Người có điều kiện buồn cái buồn của người có điều kiện. Còn với Lam Phương, khi bôn ba ở xứ người với nhiều nghề nghiệp, phải khó khăn lắm mới có thể ổn định gia cảnh, chẳng những thế còn phấn đấu, hy vọng sống dậy niềm đam mê của mình và vợ. Khi người nghệ sỹ bị vây khốn trong cái vòng xoáy của cơm áo gạo tiền, có mấy ai còn tâm sức để mà sáng tạo? Thế mới thấy được cái tài và tâm hồn sống với nhạc mãnh liệt thế nào nơi Lam Phương. Dù khổ, dù buồn ông vẫn biết cách biến chúng thành những nhạc phẩm để lai cho đời.

Ta đã quen, quen từng hơi thở.
Quen tiếng cười và sóng mắt đưa tin
Tám mùa đông cây rừng khô trụi lá.
Chưa bao giờ một phút sống xa nhau.

Thương những khi trăng tà soi xóm vắng.
Đưa nhau về anh viết thành bài ca.
Thương những khi trưa hè nghiêng nắng đổ.
Hắt hiu buồn tiếng vọng nhè nhẹ đưa.


Ông và vợ, nghệ sỹ Túy Hồng, dù có phải lênh đênh vượt muôn trùng sóng đến với xứ người, lao tâm khổ tứ trăm bề vẫn cùng dìu nhau nuôi dưỡng yêu thương và đam mê ca hát, nhạc kịch của mình. Với Lam Phương, những thời khắc đó ông nhớ từng chi tiết dù là nhỏ nhặt nhất. Không chỉ thói quen, tiếng cười, sóng mắt, mà còn đến từng hơi thở. Người nghệ sỹ cần những cái nhạy cảm đó, bởi nếu thiếu sự tinh tế và để ý thì sẽ chẳng bao giờ có thể cảm nhận cuộc sống này chi tiết được như vậy. Có cảm nhận nhiều thì ngôn từ sẽ nhiều hơn người bình thường. Đó chính là điều nổi bật trong các sáng tác của ông. Người nghe có thể thấy những ca từ hoa mỹ nơi các nhạc sỹ cùng thời với Lam Phương, nhưng chẳng ai có ca từ chân chất, mộc mạc như Lam Phương. Đó cũng là lý do, người nghe dễ đồng cảm và nhận ra đâu đó bản thân khi nghe nhạc Lam Phương.

Dù rằng sau mưa bão.
Gió hiền hòa lại về.
Vẫn thấy lòng hoang vu.
Cuộc đời là hư vô.
Bôn ba chi xứ người.
Khi mình còn đôi tay.


Tôi biết đến Lam Phương qua loạt series trung tâm Paris By Night. Tôi nhanh chóng bị thu hút và biết nhiều hơn về người nghệ sỹ này. Đúng như bác Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói, "Lam Phương có rất nhiều bài hát hay, nhưng ngại giới thiệu". Tôi nghĩ lẽ thường con người ta cũng vậy. Khi phải trải qua quá nhiều sóng gió trong đời, thì những ngày tháng cuối đời chỉ muốn yên ổn mà sống. Không ham gì công danh hay nổi tiếng gì đó. Những lời bộc bạch người nghệ sỹ già mộc mạc khiến bao người phải chạnh lòng.

Xin cảm ơn người nhạc sỹ đã lao tâm mà để lại cho âm nhạc Việt những bài ca sống mãi với thời gian.

[accordion] [item title="XEM LỜI BÀI HÁT XIN THỜI GIAN QUA MAU"]
Buồn nào hơn đêm nay.
Buồn nào hơn đêm nay
Khi ngoài kia bão tố đầy trời.
Từng cánh lá cuốn gió
Rơi vào lòng đêm thâu.
Thương thầm mối tình ngâu.

Ngày về ôi xa quá.
Cánh nhạn còn miệt mài.
Trong nắng hồng mê say.
Lạc bầy chim chíu chít.
Hai phương trời cách biệt.
Đêm chờ và đêm mong.

ĐK
Ta đã quen, quen từng hơi thở.
Quen tiếng cười và sóng mắt đưa tin
Tám mùa đông cây rừng khô trụi lá.
Chưa bao giờ một phút sống xa nhau.

Thương những khi trăng tà soi xóm vắng.
Đưa nhau về anh viết thành bài ca.
Thương những khi trưa hè nghiêng nắng đổ.
Hắt hiu buồn tiếng vọng nhè nhẹ đưa.

Buồn nào hơn đêm nay.
Buồn nào hơn đêm nay.
Khi tình xuân đã úa bụi đời.
Nhiều lúc biết trách móc.
Hay giận hờn vu vơ.
Chỉ làm phí ngày thơ.

Dù rằng sau mưa bão.
Gió hiền hòa lại về.
Vẫn thấy lòng hoang vu.
Cuộc đời là hư vô.
Bôn ba chi xứ người.
Khi mình còn đôi tay. [/item] [/accordion]
[full_width]

Xin Thời Gian Qua Mau - Lam Phương

By: Alius on: November 04, 2016
Nhạc rừng được cố nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1951 khi ông đang là một chiến sĩ trẻ trong chiến trường miền Đông Nam bộ. Thời kỳ này cuộc kháng chiến chống Pháp của ta đang bước vào giai đoạn vô cùng gay go, ác liệt. Đời sống của người chiến sĩ cũng chịu nhiều vô vàn gian nan, thử thách. Chiến đấu ở rừng, thiếu thốn tiện nghi, lương thực, thuốc men, nguy hiểm luôn rình rập, cái chết cận kề. Song tất cả những điều đó không làm nhụt ý chí cũng như không ảnh hưởng đến tinh thần của người lính. Ta có thể hiểu vì sao qua đoạn mở đầu bài hát:

“Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng . Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên. Rừng hát lá lay muôn cành biếc . Lao xao, rì rào. Dòng suối uốn quanh , làn nước trôi trong xanh. Róc rách! Róc rách! Nước luồn qua khóm trúc, lá rơi, lá rơi xoay tròn nước cuốn trôi”

Bài hát viết ở nhịp ¾, âm nhạc vui tươi, trong sáng, nhịp nhàng thể hiện vẻ đẹp của rừng miền Đông Nam Bộ. Bài hát như một bức tranh sinh động, tràn đầy âm thanh của thiên nhiên. Những tiếng chim, tiếng suối, tiếng lá rừng… cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một bản “nhạc rừng” bất tận, trong đó nổi lên hình ảnh các anh bộ đội trẻ tuổi lạc quan yêu đời, say mê ca hát và cũng rất anh dũng chiến đấu chống quân thù.

Trên đường hành quân, trước mắt người chiến sĩ bỗng hiện lên một khung cảnh thật tuyệt vời: khu rừng tràn đầy nắng sớm, cành biếc xôn xao vẫy gọi, lá lượn vòng, gió mơn man, dòng suối uốn quanh, khóm trúc điệu đàng. Cùng với những âm thanh trong trẻo, rộn rã của tiếng chim hót, tiếng ve ngân, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng lá rơi . . tất cả hòa trộn, ngân nga trong lòng người lính. Dường như chiến tranh đang ở một nơi nào xa lắm. Cảnh vật thật bình yên, thật đẹp, thật mộng. Nhưng hình ảnh người lính, tâm hồn người lính còn đẹp hơn:

“Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng, lắng nghe nhạc rừng, tâm hồn vui phơi phới,

Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang, cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang”


Ta bỗng nhớ đến câu hát “Trường Sơn ơi, trên đường ta qua không một dấu chân người, có chú nai vàng nghiêng đôi tai ngơ ngác. Dừng ở lưng đèo mà nghe suối hát, ngắt một đóa hoa rừng cài lên mũ ta đi”, trong bài hát "Bài ca Trường Sơn '' của nhạc sĩ Trần Chung viết về người lính trong kháng chiến chống Mỹ.


[accordion] [item title="Xem Lời Bài Hát"] Cúc cu! Cúc cu! Chim rừng ca trong nắng
Im nghe! Im nghe! Ve rừng kêu liên miên
Rừng hát gió lay trên cành biếc
Lao xao! Rì rào! Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh
Róc rách! Róc rách nước luồn qua khóm trúc
Lá rơi! Lá rơi! Xoay tròn nước cuốn trôi
Có anh chiến sĩ đi qua khu rừng vắng
Lắng nghe nhạc rừng tâm hồn vui phơi hới
Anh cười một mình rồi cất tiếng hát vang
Cây rừng dội tiếng theo lời ca mênh mang
Tính tang! Tính tình! Miền đông gian lao mà anh dũng
Tính tang! Tính tình hăng hái chiến đấu với quân thù
Đường xa chân đi vui bước
Lòng xuân thêm bao thắm tươi
Nhạc rừng vẳng đùa cùng nhịp bước
Hương rừng thoảng đưa hồn say sưa

(Lập lại từ đầu)

...hồn say sưa
Rừng bát ngát ôi rừng mến yêu! [/item] [/accordion]
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ cho ta cảm được tâm hồn trong sáng, yêu đời, yêu thiên nhiên, tinh thần hăng say, vui tươi của người lính. Thiên nhiên tươi đẹp đã khơi gợi trong anh bao cảm xúc rộn ràng, làm quên đi bao khó khăn , gian khổ. Hay chính tâm hồn đẹp đẽ , sáng trong của anh đã làm rạng rỡ thiên nhiên?. Anh đang hòa cùng vào thiên nhiên, anh lắng nghe, anh ngắm nhìn, anh cười và anh hát.Người lính ấy thật hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu qúa! Chiến tranh gian khổ, mất mát, hy sinh. Không hề chi! Bởi anh hiểu và tin vào ý nghĩa của cuộc kháng chiến. Bởi anh đang khao khát diệt thù để đất nước quê hương được giải phóng.

“Tính tang tính tình. Miền Đông gian lao mà anh dũng. Tính tang tính tình, hăng hái chiến đấu chống quân thù. Đường xa chân đi vui bước, lòng quân thêm bao thắm tươi”

Tiếng nhạc rừng hay tiếng lòng anh náo nức; hương rừng ngát thơm hay tâm hồn anh ngất ngây:

“Nhạc rừng thoáng đưa cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”

Thật đẹp và thật lãng mạn khi người lính hành quân trong tiếng nhạc rừng, trong hương rừng đắm say. Câu hát cuối ngân dài: “Rừng bát ngát ôi rừng mến yêu!” Cho ta thấy tình yêu thương, nâng niu, trân trọng của người lính với từng cánh rừng, từng tấc đất thân yêu của quê hương. Ta thêm hiểu vì sao người lính có thể vượt qua những hiểm nguy, những gian khổ để làm nên chiến thắng.

“Cúc cu ! Cúc cu!...Róc rách! Róc rách!..Tính tang tính tình. Nhạc rừng thoáng đưa cùng nhịp bước, hương rừng thoáng đưa hồn say sưa”. Nhạc rừng hay sự đồng điệu của tiếng lòng, tâm hồn người lính? Một bài hát chỉ đọc lên thôi mà tưởng như đã hát lên rồi. Phải chăng vì thế mà đã gần 60 năm qua, nhưng bài hát với âm điệu vui tươi, trong sáng, như chính tâm hồn người lính vẫn đi cùng năm tháng, vẫn được cất lên trong những hội diễn, những buổi giao lưu và vẫn được giới trẻ đón nhận nhiệt thành.Và để mỗi lần hát lên ca khúc Nhạc rừng là thêm một lần ta nhớ về một thời kháng chiến, thêm một lần ta hiểu hơn và yêu hơn vẻ đẹp tâm hồn của người lính. [full_width]

Nhạc Rừng - Hoàng Việt

By: Alius on: November 04, 2016

Nov 3, 2016


Đêm Đông là sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Vào dịp Tết năm 1939(thời gian này ông đang theo học tại Trường Thăng Long - Hà Nội), do không có tiền nên ông không thể về quê ăn Tết với gia đình. Lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, ông rất buồn. Năm ấy, Hà Nội rất rét. Để chống lạnh, có bao quần áo, ông "nhồi" tất vào người. Như bản năng, ông cứ thế rời phòng trọ lững thững đi về phía Ga Hàng Cỏ, và nhớ ra là mình không có vé tàu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể lại:

Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng còi tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Đến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ý định đi tìm những người cùng cảnh ngộ với mình trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không? Đêm ấy, có hai nhà còn để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Đến nhà thứ hai thì có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nhìn thấy một cậu thanh niên, tuổi vừa đôi mươi, ăn mặc lôi thôi thì cô ta đã thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi mình trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay trần vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn đi lang thang mãi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó - cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 ngõ Hội Vũ. Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ý định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình trong đêm giao thừa đầu tiên phải xa nhà. Tôi đã đưa vào ca khúc hình ảnh thực tế đã đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Đó là người ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng. Còn Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư hoặc Cô lữ đêm đông không nhà là hình ảnh của bản thân mình - còn chinh phu, chinh phụ là những hình ảnh mượn từ trong Tiểu thuyết Thứ Bảy của Tự Lực văn đoàn rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói!

Đêm hôm ấy, bài hát mới chỉ chốt lại ở việc khổ nào cũng bắt đầu bằng điệp khúc Đêm đông, trừ câu kết thì đổi thành Có ai.... Sau một thời gian, Nguyễn Văn Thương và một học trò theo học guitar với ông tên là Kim Minh cùng trau chuốt lại lời ca, bài hát kể như mới chính thức hoàn thành.


[accordion] [item title="LỜI BÀI HÁT ĐÊM ĐÔNG"]
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống,
đâu đây buông lững lờ tiếng chuông,
đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
cùng mây xám về ngang lưng trời.

Thời gian như ngừng trong tê tái,
cây trút lá cuốn theo chiều mây,
mưa giăng mắc nhớ nhung tiêu điều,
sương thướt tha bay ôi đìu hiu.

Đêm Đông,
xa trông cố hương buồn lòng chinh phu.

Đêm Đông,
bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng.

Đêm Đông,
thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư.

Đêm Đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.

Gió nghiêng chiều xanh, gió lay ngàn cây, gió nâng thuyền mây.
Gió reo sầu nghiêng, gió đau niềm riêng, gió than triền miên.

Đêm Đông,
ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.

Đêm Đông,
ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương.

Đêm Đông,
ta lê bước chân phong trần tha hương.

Có ai thấu tình cô lữ đêm Đông không nhà? [/item]

[item title="XEM ĐÊM ĐÔNG - LỆ QUYÊN"]
[/item]

[item title="ĐÊM ĐÔNG - QUANG DŨNG"]
[/item]
[item title="ĐÊM ĐÔNG - LỆ THU"]
[/item]
[item title="ĐÊM ĐÔNG - SAXOPHONE LÊ TẤN QUỐC"]
[/item]
[/accordion]
Rất nhiều người nghe hầu như đã thuộc lòng Đêm đông, và nếu nói về thời tiết thì không phải mùa đông nào cũng có nhiều gió, nhưng đặc biệt trong "Đêm đông" lại có rất nhiều gió và chính gió đã làm nhạc phẩm Đêm đông bất hủ với thời gian.

Trước đây, căn cứ vào giai điệu của bài hát, cũng như vào câu Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông mà có ý kiến cho rằng, bài hát được sáng tác theo chiều hướng phục vụ nhà thờ Công giáo. Nhưng theo trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trích từ lá thư viết ngày 4/11/1997 của ông thì: "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông". Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ gì tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gõ chuông từ một gác thờ nào đó. Vì tôi đi từ nhà ra Ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẻo đường trước khi trở về gác trọ thì có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. Còn nếu tiếng chuông nhà thờ thì phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được.

Theo lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, lúc bài hát ra đời chỉ mới có các nhịp điệu như Foxtrot, Valse, Tango,... mãi sau năm 1950 mới có Slow Rock. Lúc ban đầu Đêm đông mang giai điệu Tango. Chính ca sĩ Bạch Yến đã đổi Đêm đông từ Tango sang Slow Rock. Trong thư của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể về việc lần đầu tiên ông gặp ca sĩ Bạch Yến tại Pháp năm 1982, ông viết: Tôi muốn nói là cám ơn Bạch Yến rất nhiều về sự đóng góp đầy ý nghĩa trong cách thể hiện tác phẩm của tôi. Và cũng đã từ lâu, sau khi nghe băng của Bạch Yến hát, tôi đã bỏ chữ "Tango" để thay vào đó là "Slow Rock".
[full_width]

Đêm Đông - Nguyễn Văn Thương

By: Alius on: November 03, 2016

 

Contact Form

Name

Email *

Message *

Copyright © Mộc Blog's | Designed by Templateism.com | Blogger Templates