Đây là bài viết mà tôi ấp ủ từ rất lâu, muốn viết từ lâu lắm nhưng mỗi lần viết lại cạn lời nên chẳng cứ viết rồi để đó, thỉnh thoảng lại lấy ra viết tiếp.
Tôi luôn thắc mắc rằng: "Thế nào là một bản nhạc, một bài hát hay?". Đến tận bây giờ và sau nữa cũng thế. Nhưng càng nghe, càng cảm nhận âm nhạc thì tôi lại càng khẳng định rằng "Một bài hát hay, một bản nhạc hay là bài hát/bản nhạc đó mang đến cho người nghe sự hạnh phúc".
Hạnh phúc có thể với một người, song cũng có thể mang đến và làm cho mọi người cùng nghe đều cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc với sự đa dạng về xúc cảm. Hạnh phúc vì nhờ bài hát mà người với người cảm thấy gần gũi hơn. Cha mẹ và con cái gần gũi và cảm mến nhau hơn. Những ai đang sống trong tình yêu đều trỗi dậy những xao động và sau đó yêu thương nhau hơn. Vân...vân...
Tôi biết có rất nhiều bài hát như vậy. Mộc Blog's sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc trong những bài viết sau. Đây là một trong những bản nhạc kỳ diệu như vậy.
Thế nào là một bài hát hay?
Là một bài có ca từ đẹp?
Là một bài có giai điệu du dương?
Là một bài hợp tâm trạng?
Hay là (phải hội đủ các yêu cầu khác) ....
Bạn thấy bài hát nào hay nhất đối với bạn ngay lúc này?
Với rất nhiều người, trong đó có tôi vẫn mông lung giải thích như thế này. Một bài hát hay là bài hát có thể khiến bạn nghe đi nghẹ lại rất nhiều lần cho đến khi chán thì thôi, thỉnh thoảng nghe lại vẫn thích và nghe cho đến đoạn chán tiếp theo,... Thậm chí bài hát ấy cứ thế theo ai đó đến hết đời.
Bài hát hay thường gắn liền với tên tuổi một ca sĩ hay nhạc sĩ nào đó. Khi có dịp được nhắc đến thì những hồi ức lại tràn về và lại bla bla... về những kỷ niệm thuở nào.
Bài hát hay là bài hát có thể đem lại một thoáng buồn lúc người ta đang vui, có thể đem lại nụ cười khi người ta đang buồn, có thể khiến nguôi ngoai khi đang tức giận, khiến người ta phấn chấn lên khi đang chán nản,... mà không quan tâm bài hát đó nằm ở Top 10, Top 100 hay có trong bảng xếp hạng nào hay không. Bất chấp các nhà thẩm định, dư luận ra sao, người ta chỉ quan tâm đến tác động của bài hát đến bản thân và cảm xúc hiện tại của họ.
Có phải bạn cũng như vậy không?
Khi nghe một bài hát, tôi thường chú ý đến giai điệu trước tiên. Nếu thích thì mới tìm và cố gắng để hiểu ca từ của bài hát đó. Nghe nhạc thì nhiều, nhưng ít khi thuộc lời lắm. Thậm chí chẳng nhớ tên bài bài, chẳng nhớ giai điệu, nhưng quả quyết là biết bài đó.
Có người thì thích âm hưởng từ vùng miền nào đó. Cũng có người thích một thể loại nhạc nào đó. Cũng có người nghe nhạc của bất kỳ nước nào, xứ sở nào trên quả đất này... dù ngôn ngữ là rào cản khiến người đó không hiểu gì mà vẫn thích nghe. Google bây giờ tiện ích quá, nên những khó khăn đó cũng giảm đi, rào cản ngôn ngữ không còn là vấn đề lớn nhất nữa.
Tuy vậy, một bài hát có giai điệu hay thì chưa đủ, mà ca từ của bài hát đủ đơn giản, đủ nông sâu và lối hành văn ấn tượng (có vần có điệu như "Nước chảy mây trôi") thì để lại nhiều dấu ấn sâu đậm hơn trong lòng người nghe.
Bài hát hay, không đồng nghĩa với một bài HIT, HOT. Bài hát đó hay chỉ trong nhất thời, và hợp với phong trào ở một giai đoạn nhất định trong xã hội. Khi xã hội đổi thay, những bài hát đó chỉ là một thoáng mong manh trong ký ức của mỗi người. Người ta nhắc đến nó như một ví dụ cho một giai đoạn lịch sử đã qua đi, rằng văn hóa xã hội khi ấy là thế... Đa phần, mọi người nhớ đến những bài hát như vậy là bởi giai điệu, cái mà người ta thường nhớ chỉ là một trích đoạn mà vô tình buột miệng sướng ca.
Những bài hát hay thường được nhớ mãi bởi những câu chuyện đằng sau nó. Điều đó cũng tương tự như các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài yếu tố nghệ thuật, những tác phẩm đó luôn làm đau đầu cho những người làm khoa học và mọi người trên thế giới qua nhiều thế hệ vẫn cố đi tìm lời giải.
Những bài hát hay thường sống mãi với thời gian. Có thể trong một giai đoạn nào đó, chúng bị cấm đoán và lãng quên. Nhưng khi xã hội văn minh và bình đẳng hơn, những bài hát vốn được tác giả định ôm theo xuống mồ, vẫn bị "lôi" ra để giới thiệu và những bài đó trở nên phổ biến, được đông đảo người nghe đón nhận. Trường hợp của Nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ.
Nếu Lam Phương không được trung tâm Thúy Nga làm một loạt series chương trình giới thiệu, chắc những người nhạc sĩ như vậy, ở cái tuổi "Thất thập cổ lai hy" ấy chỉ biết "khóc thầm" hay "khóc hận" mà chết. Khóc hận vì tài năng và sinh ra không hợp thời cuộc. Tôi tự hỏi, liệu những nhạc sĩ có viết được những bản nhạc hay như thế khi sống "hợp thời" hơn không? Hay ở những hoàn cảnh khó khăn của đất nước nên mới "tức cảnh sinh tình" mà viết, và rồi để lại cho đời những tác phẩm hay đến vậy. "Thời thế tạo anh hùng"... xin đừng trách thời thế, mà xin hãy trách bản thân "khả năng có hạn" nên chỉ biết ngậm ngùi sống lầm lũi cho hết ngày đoạn tháng.
Thế nào là bài hát, bản nhạc mang đến sự hạnh phúc?
Tôi khẳng định, một bài hát "mang đến sự hạnh phúc" không hẳn là một bài hát hay. Và một bài hát hay chưa chắc mang lại sự hạnh phúc.
Những tiêu chuẩn để xác định một bài hát hay ít nhiều thì có. Bằng chứng là các bảng xếp hạng 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại... có vô vàn các bài hát, nhưng tại sao chỉ có 100 cái tên ấy được xướng tên. Tất nhiên, họ có những tiêu chí và dựa vào đó để thẩm định.
Những bài hát mang đến hạnh phúc không có tiêu chuẩn nhất định nào cả. Chúng đơn giản, chúng mang đến cho người nghe những xúc cảm với những hình thái biểu hiện khác nhau.
Có người khóc khi ca từ của bản nhạc chạm đến trái tim họ. Chúng đi vào lòng họ và vô tình chạm vào khơi gợi những câu chuyện, vết thương lòng tưởng chừng như từ lâu đã bị quên lãng hay cố gắng để chôn dấu. Họ khóc vì đã chạm đến giới hạn của cảm xúc. Như chẳng thể làm gì hơn, những khóe mắt cứ cay dần và những giọt lệ rớt rơi một cách vô thức.
Có người lại mỉm cười. Ca từ và giai điệu dẫn đường đưa lối và dậy lên như những con sóng cứ dập dìu vào trái tim họ. Thúc bách họ phải làm điều gì đó cho những người thân của mình. Người thân có thể là Cha mẹ, là anh chị em, là bằng hữu,... Trong những Video mà chúng ta xem, biểu hiện thường thấy là những cái chạm trán, ôm hôn, những cái ngéo tay,... Tất cả chẳng phải là biểu hiện của một tấm lòng rộng mở, là thái độ với những ánh mắt ngập tràn yêu thương và rung cảm. Hạnh phúc có phải đơn giản chỉ là như vậy không?
Có người lại chết lặng. Chết lặng vì bài ca chạm đáy của cõi lòng. Nhưng vì trải qua quá nhiều thăng trầm nên trong phút chốc họ lại bị đưa về và còn mải mê với những hồi ức, mâu thuẫn tột độ trong tâm khảm nên nhất thời chưa thể biểu lộ. Một phần cũng bởi nước mắt đã cạn khô vì cuộc đời đã lấy đi quá nhiều.
Hạnh phúc đôi khi chẳng thể nói nên lời hay phải biểu cảm. Bài hát có thể mang đến hạnh phúc đơn giản chỉ vì nó làm cho không gian và thời gian của ai đó ngừng lại.
Hãy cảm nhận âm nhạc như là một món quà hạnh phúc mà cuộc sống này dành cho bạn.
Tôi luôn thắc mắc rằng: "Thế nào là một bản nhạc, một bài hát hay?". Đến tận bây giờ và sau nữa cũng thế. Nhưng càng nghe, càng cảm nhận âm nhạc thì tôi lại càng khẳng định rằng "Một bài hát hay, một bản nhạc hay là bài hát/bản nhạc đó mang đến cho người nghe sự hạnh phúc".
Hạnh phúc có thể với một người, song cũng có thể mang đến và làm cho mọi người cùng nghe đều cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc với sự đa dạng về xúc cảm. Hạnh phúc vì nhờ bài hát mà người với người cảm thấy gần gũi hơn. Cha mẹ và con cái gần gũi và cảm mến nhau hơn. Những ai đang sống trong tình yêu đều trỗi dậy những xao động và sau đó yêu thương nhau hơn. Vân...vân...
Tôi biết có rất nhiều bài hát như vậy. Mộc Blog's sẽ lần lượt giới thiệu với bạn đọc trong những bài viết sau. Đây là một trong những bản nhạc kỳ diệu như vậy.
Thế nào là một bài hát hay?
Là một bài có ca từ đẹp?
Là một bài có giai điệu du dương?
Là một bài hợp tâm trạng?
Hay là (phải hội đủ các yêu cầu khác) ....
Bạn thấy bài hát nào hay nhất đối với bạn ngay lúc này?
Với rất nhiều người, trong đó có tôi vẫn mông lung giải thích như thế này. Một bài hát hay là bài hát có thể khiến bạn nghe đi nghẹ lại rất nhiều lần cho đến khi chán thì thôi, thỉnh thoảng nghe lại vẫn thích và nghe cho đến đoạn chán tiếp theo,... Thậm chí bài hát ấy cứ thế theo ai đó đến hết đời.
Bài hát hay thường gắn liền với tên tuổi một ca sĩ hay nhạc sĩ nào đó. Khi có dịp được nhắc đến thì những hồi ức lại tràn về và lại bla bla... về những kỷ niệm thuở nào.
Bài hát hay là bài hát có thể đem lại một thoáng buồn lúc người ta đang vui, có thể đem lại nụ cười khi người ta đang buồn, có thể khiến nguôi ngoai khi đang tức giận, khiến người ta phấn chấn lên khi đang chán nản,... mà không quan tâm bài hát đó nằm ở Top 10, Top 100 hay có trong bảng xếp hạng nào hay không. Bất chấp các nhà thẩm định, dư luận ra sao, người ta chỉ quan tâm đến tác động của bài hát đến bản thân và cảm xúc hiện tại của họ.
Có phải bạn cũng như vậy không?
Khi nghe một bài hát, tôi thường chú ý đến giai điệu trước tiên. Nếu thích thì mới tìm và cố gắng để hiểu ca từ của bài hát đó. Nghe nhạc thì nhiều, nhưng ít khi thuộc lời lắm. Thậm chí chẳng nhớ tên bài bài, chẳng nhớ giai điệu, nhưng quả quyết là biết bài đó.
Có người thì thích âm hưởng từ vùng miền nào đó. Cũng có người thích một thể loại nhạc nào đó. Cũng có người nghe nhạc của bất kỳ nước nào, xứ sở nào trên quả đất này... dù ngôn ngữ là rào cản khiến người đó không hiểu gì mà vẫn thích nghe. Google bây giờ tiện ích quá, nên những khó khăn đó cũng giảm đi, rào cản ngôn ngữ không còn là vấn đề lớn nhất nữa.
Tuy vậy, một bài hát có giai điệu hay thì chưa đủ, mà ca từ của bài hát đủ đơn giản, đủ nông sâu và lối hành văn ấn tượng (có vần có điệu như "Nước chảy mây trôi") thì để lại nhiều dấu ấn sâu đậm hơn trong lòng người nghe.
Bài hát hay, không đồng nghĩa với một bài HIT, HOT. Bài hát đó hay chỉ trong nhất thời, và hợp với phong trào ở một giai đoạn nhất định trong xã hội. Khi xã hội đổi thay, những bài hát đó chỉ là một thoáng mong manh trong ký ức của mỗi người. Người ta nhắc đến nó như một ví dụ cho một giai đoạn lịch sử đã qua đi, rằng văn hóa xã hội khi ấy là thế... Đa phần, mọi người nhớ đến những bài hát như vậy là bởi giai điệu, cái mà người ta thường nhớ chỉ là một trích đoạn mà vô tình buột miệng sướng ca.
Những bài hát hay thường được nhớ mãi bởi những câu chuyện đằng sau nó. Điều đó cũng tương tự như các tác phẩm nghệ thuật. Ngoài yếu tố nghệ thuật, những tác phẩm đó luôn làm đau đầu cho những người làm khoa học và mọi người trên thế giới qua nhiều thế hệ vẫn cố đi tìm lời giải.
Những bài hát hay thường sống mãi với thời gian. Có thể trong một giai đoạn nào đó, chúng bị cấm đoán và lãng quên. Nhưng khi xã hội văn minh và bình đẳng hơn, những bài hát vốn được tác giả định ôm theo xuống mồ, vẫn bị "lôi" ra để giới thiệu và những bài đó trở nên phổ biến, được đông đảo người nghe đón nhận. Trường hợp của Nhạc sĩ Lam Phương là một ví dụ.
Nếu Lam Phương không được trung tâm Thúy Nga làm một loạt series chương trình giới thiệu, chắc những người nhạc sĩ như vậy, ở cái tuổi "Thất thập cổ lai hy" ấy chỉ biết "khóc thầm" hay "khóc hận" mà chết. Khóc hận vì tài năng và sinh ra không hợp thời cuộc. Tôi tự hỏi, liệu những nhạc sĩ có viết được những bản nhạc hay như thế khi sống "hợp thời" hơn không? Hay ở những hoàn cảnh khó khăn của đất nước nên mới "tức cảnh sinh tình" mà viết, và rồi để lại cho đời những tác phẩm hay đến vậy. "Thời thế tạo anh hùng"... xin đừng trách thời thế, mà xin hãy trách bản thân "khả năng có hạn" nên chỉ biết ngậm ngùi sống lầm lũi cho hết ngày đoạn tháng.
Thế nào là bài hát, bản nhạc mang đến sự hạnh phúc?
Tôi khẳng định, một bài hát "mang đến sự hạnh phúc" không hẳn là một bài hát hay. Và một bài hát hay chưa chắc mang lại sự hạnh phúc.
Những tiêu chuẩn để xác định một bài hát hay ít nhiều thì có. Bằng chứng là các bảng xếp hạng 100 ca khúc hay nhất mọi thời đại... có vô vàn các bài hát, nhưng tại sao chỉ có 100 cái tên ấy được xướng tên. Tất nhiên, họ có những tiêu chí và dựa vào đó để thẩm định.
Những bài hát mang đến hạnh phúc không có tiêu chuẩn nhất định nào cả. Chúng đơn giản, chúng mang đến cho người nghe những xúc cảm với những hình thái biểu hiện khác nhau.
Có người khóc khi ca từ của bản nhạc chạm đến trái tim họ. Chúng đi vào lòng họ và vô tình chạm vào khơi gợi những câu chuyện, vết thương lòng tưởng chừng như từ lâu đã bị quên lãng hay cố gắng để chôn dấu. Họ khóc vì đã chạm đến giới hạn của cảm xúc. Như chẳng thể làm gì hơn, những khóe mắt cứ cay dần và những giọt lệ rớt rơi một cách vô thức.
Có người lại mỉm cười. Ca từ và giai điệu dẫn đường đưa lối và dậy lên như những con sóng cứ dập dìu vào trái tim họ. Thúc bách họ phải làm điều gì đó cho những người thân của mình. Người thân có thể là Cha mẹ, là anh chị em, là bằng hữu,... Trong những Video mà chúng ta xem, biểu hiện thường thấy là những cái chạm trán, ôm hôn, những cái ngéo tay,... Tất cả chẳng phải là biểu hiện của một tấm lòng rộng mở, là thái độ với những ánh mắt ngập tràn yêu thương và rung cảm. Hạnh phúc có phải đơn giản chỉ là như vậy không?
Có người lại chết lặng. Chết lặng vì bài ca chạm đáy của cõi lòng. Nhưng vì trải qua quá nhiều thăng trầm nên trong phút chốc họ lại bị đưa về và còn mải mê với những hồi ức, mâu thuẫn tột độ trong tâm khảm nên nhất thời chưa thể biểu lộ. Một phần cũng bởi nước mắt đã cạn khô vì cuộc đời đã lấy đi quá nhiều.
Hạnh phúc đôi khi chẳng thể nói nên lời hay phải biểu cảm. Bài hát có thể mang đến hạnh phúc đơn giản chỉ vì nó làm cho không gian và thời gian của ai đó ngừng lại.
Hãy cảm nhận âm nhạc như là một món quà hạnh phúc mà cuộc sống này dành cho bạn.
Thế nào là bài hát hay, bài hát mang đến sự hạnh phúc?
Description: hãy cảm nhận âm nhạc như là một món quà hạnh phúc mà cuộc sống này dành cho bạn. Views:
Category:
Cafe sáng
e thích bài viết này
ReplyDelete