Top

Sep 25, 2016


Khi tôi 18 tuổi, tôi ra Bình Dương làm cho một lò gốm. Có một đồng nghiệp lớn tuổi hơn tôi đã ăn cắp vài món hàng tại xưởng. Ông chủ biết, trách mắng anh ta nhưng không sa thải vì xưởng đang cần một người thợ lanh lợi như anh ta.

Song tôi không thể tha thứ cho hành động ấy và, để phản đối, tôi quyết định rời khỏi xưởng.

- Tôi xin nghỉ việc, thưa ông, tôi nói với ông chủ, và chìa ra lá đơn xin thôi việc.
- Vì lẽ gì mày xin nghỉ?
- Thì... tôi không muốn cùng làm việc với một đồng nghiệp trộm cắp như anh gì gì đó. Ông đã quyết định giữ anh ta lại, song tôi không thể thuận theo quyết định đó của ông được.

Ông chủ tôi phân vân, vì ông vừa muốn tạo cho người thanh niên đó một cơ hội nhưng cũng không vì thế mà mất tôi. Cuối cùng, ông đành phải đuổi anh kia.

Về sau, khi đã trải qua nhiều công việc, khởi sự một việc kinh doanh, tôi mới bắt đầu hiểu ra tại sao ông chủ tôi khi ấy không muốn làm gì khác hơn là chỉ trách mắng người làm đó vì thiếu đạo đức. Lúc đó, nếu ở địa vị của ông ta, có lẽ chính tôi cũng sẽ làm như vậy. Tha thứ cho anh ta là hành động tốt nhất vì tương lai của anh ta và cả xưởng.

Tuy nhiên, tầm suy nghĩ sâu xa đó vượt quá sự hiểu biết của đứa bé mới rời ghế nhà trường như tôi, chỉ khăng khăng muốn thấy công lý được thực hiện ở cái xưởng cũng chả to gì. Tôi không có ý muốn hại anh chàng đó. Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng, phạm tội thì phải bị trừng phạt, như thế mới có lợi cho Công ty. Theo nghĩa đó, thái độ phẫn nộ của tôi là một "ứng xử thường tình".

Nhưng sau sự cố đó, tinh thần công nhân của xưởng được đổi mới rõ rệt. Bầu không khí chung bỗng chuyển biến tốt hơn, doanh thu tăng. Kinh nghiệm đó đã dạy tôi một bài học:
"Dẫu ở chức vụ rất thấp, ta vẫn cải tiến được môi trường để nó tốt hơn, nếu ta xác định đúng đắn việc ta làm và có quyết tâm hành động, dù phải trả giá bằng lợi ích riêng."

 Bài học rút ra


Vì quan tâm đến sự hài hòa trong tập thể mà người Việt nói riêng và người Á Đông thường khoan dung đối với những lỗi lầm của nhân viên, trừ trường hợp danh tiếng của tập thể bị ảnh hưởng. 

Chúng ta cũng thường tránh chỉ trích mặt đối mặt vì e ngại xúc phạm hay tổn thương. Ngay khi bất bình với ai chúng ta cũng không công khai nói toạc ra. Chúng ta cẩn trọng lựa chọn cách biểu đạt ý kiến phản bác một cách ý tứ. Ngôn ngữ người Việt giàu tính hình tượng và hàm xúc hơn là tính minh bạch.

Thế nhưng cung cách đó làm cho cách giải quyết những tranh chấp trong quan hệ tế nhị giữa người và người thường không rõ ràng, dù trong một công ty hay một cộng đồng. Điều đó thường thấy ở mối quan hệ bạn bè, họ hàng và người thân trong vấn đề vay mượn, tiền bạc.

Trong công ty, tìm được một "người quản lý BIẾT NỔI GIẬN" khi cần thiết hình như ngày mỗi khó hơn. Một nhà quản lý dễ tính thì không thể là nhà quản lý giỏi được. Đối với người lãnh đạo, đức tính rộng lượng và thông cảm là rất quan trọng song "biết phẫn nộ" lại là một phẩm chất cốt yếu. Một người lãnh đạo sẽ thực thi quyền lãnh đạo mạnh mẽ nếu nhân viên nghĩ về ông như sau:
"Ông ta là một người hiền lành và dễ thương, song khi ông ta nổi giận thì thật đáng sợ".
Nói cách khác, nhà quản lý quá nhu nhược ngay cả với những lỗi lầm nhỏ nhặt, thì không thể là nhà lãnh đạo hiệu quả được.

Thủ tướng Konrak Adenauer (Tây Đức) có lần nói với Tổng thống Eisenhower(Mỹ) rằng: 
"Con người chỉ hiểu được cuộc đời vào độ tuổi bảy mươi, song dù già hay trẻ, con người không nên quên cách biết nổi giận."
 Tôi tin rằng điều mà chính khách Tây Đức muốn nói không phải là sự tức giận xuất phát từ động cơ cá nhân mà là lòng công phẫn. Một lãnh tụ cần có quan điểm dứt khoát về các chuẩn mực phổ biến.

Thế nên, dù bạn là một công nhân, một nhân viên công sở hay là nhà quản lý thì cũng nên học đức tính biết nổi giận, và cách thể hiện sự tức giận trước mỗi bất công. Muốn vậy, chúng ta phải xem xét lại truyền thống đạo đức của dân tộc và phán đoán đúng sai theo những giá trị phổ biến.

ABC về quản lý (Phần 6 - Sự phẫn nộ)

Description: "Con người chỉ hiểu được cuộc đời vào độ tuổi bảy mươi, song dù già hay trẻ, con người không nên quên cách biết nổi giận."
  • Uploaded by: Alius
  • Views:
  • Category:
  • Share

    0 nhận xét:

    Post a Comment

     

    Contact Form

    Name

    Email *

    Message *

    Copyright © Mộc Blog's | Designed by Templateism.com | Blogger Templates