Giống như việc xây đập để khống chế dòng chảy của một con sông - vừa chống lũ lụt vừa bảo đảm cung cấp nước liên tục trong mùa khô hạn. Quản lý cũng áp dụng một số phương thức để thích nghi được trong những thời điểm khó khăn.
Biện pháp đó là một nguồn quỹ hoặc một số vốn chung có thể huy động được khi có nhu cầu. Tôi gọi đó là "quản lý con đập" hoặc "quản lý dự phòng".
Biện pháp đó là một nguồn quỹ hoặc một số vốn chung có thể huy động được khi có nhu cầu. Tôi gọi đó là "quản lý con đập" hoặc "quản lý dự phòng".
Quản lý con đập chính là việc lập quỹ dự phòng
Một trong những trường hợp áp dụng phương thức "quản lý con đập" là lúc vay vốn.
Nhà quản lý luôn vay gấp đôi mức cần thiết và chuyển một nửa số tiền vay thành tiền gởi cố định. Việc làm này khiến người vay luôn phải chấp nhận một khoản thiệt thòi, vì số lãi phải trả cao hơn số lãi tiền gửi. Họ không cho đó là một khoản lỗ, mà chỉ là số vốn dự trữ bảo hiểm lúc khẩn cấp. Vì vậy họ chẳng bao giờ sợ thiếu vốn vì lúc nào họ cũng có thể rút tiền từ khoản vay dư đã ký gửi.
Lý thường với đại đa số người, phần lớn chúng ta thường vay theo theo nhu cầu - nghĩa là cần bao nhiêu thì vay bấy nhiêu để giảm tối đa việc trả lãi.
Quản lý dự phòng không chỉ cần thiết trong phạm vi tài chính là còn có thể áp dụng được ở nhiều lĩnh vực khác trong kinh doanh. Muốn duy trì lâu dài mức ổn định và sức tăng trưởng, công ty cần có nguồn dự trữ nhân lực, dự trữ nhà máy và thiết bị, dự trữ hàng hóa, v.v...
Quản lý dự phòng không có nghĩa là thuê nhân viên thừa, những thiết bị vô dụng, hàng tồn kho thừa ế, hoặc loại công nghệ không cần thiết. Quản lý dự phòng không có nghĩa là lãng phí hay phô trương, nó được xem như tỷ lệ với lợi nhuận, dù nó không trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
Bài toán dự phòng chưa bao giờ là dễ dàng, dù quy mô là công ty lớn, hay đơn giản chỉ là một cửa hàng nhỏ lẻ. Điều khác biệt là các công ty lớn họ đã có quá trình để đi lên, vì vậy, họ có phương pháp quản lý hiệu quả hơn mà thôi. Bài học về "quản lý con đập" không phải là học cho biết, mà là bài học mà nhà quản lý luôn phải đối mặt và lưu ý.
Thay vì đi tìm một bí quyết nào đó, nhà quản lý phải xác định rõ điều ông muốn đạt trong doanh nghiệp, xác định hình dạng tương lai của doanh nghiệp và xác định phương thức điều hành công ty. Mục tiêu dứt khoát, ý chí kiên định nhằm đạt kết quả, đó là những gì cần có để quản lý thành công. Đáng tiếc là không nhiều người thực sự hiểu điều đó. Có lẽ nhờ các dị biệt đó mà cuộc sống thật thú vị.
ABC về quản lý (Phần 7 - Quản lý con đập)
Description: Thay vì đi tìm một bí quyết nào đó, nhà quản lý phải xác định rõ điều ông muốn đạt trong doanh nghiệp, xác định hình dạng tương lai của doanh nghiệp và xác định phương thức điều hành công ty Views:
Category:
Suy ngẫm
0 nhận xét:
Post a Comment