Top

Oct 23, 2016

Đầu tháng 12/2013, ở thành phố Kiev, Ukraine, hàng trăm ngàn người dân đã xuống phố biểu tình. Trong bức hình được chụp ngày 7/12 bởi nhiếp ảnh gia Andrew Meakovski, chúng ta có thể thấy một thanh niên ngồi chơi piano phía trước một hàng dài các cảnh sát chống bạo động. Người thanh niên này có tên Markiyan Matsekh.


Trong khi những người dân vẫn tiếp tục biểu tình và cảnh sát có mặt để duy trì trật tự đám đông, Matsekh say sưa chơi đàn. Anh chơi những bản nhạc cổ điển của Chopin với mong muốn xoa dịu không khí căng thẳng giữa hai bên.


Có nhiều cách để xoa dịu những căng thẳng, mỗi người có những cách khác nhau để làm điều đó. Thông thường, chúng ta chọn cách im lặng để mọi chuyện qua đi. Nhưng có những sự căng thẳng cá nhân chúng ta không thể một mình giải quyết. Đó là những căng thẳng ảnh hưởng đến lợi ích của rất nhiều người.

Markiyan Matsekh chỉ là một trong rất nhiều người, đã dùng âm nhạc để xoa dịu những căng thẳng ấy. Chàng trai ấy nhắc tôi nhớ đến một người cũng làm điều tương tự ở Việt Nam trong vài tháng trước đây. Đó là người nghệ sỹ già, Trí Hải.


Mỗi lần xuống đường, tiếng đàn của ông lại vang lên được mọi người chú ý. Ông luôn đi đầu trong các cuộc xuống đường. Ông không hô khẩu hiệu, không lên tiếng, nhưng tiếng đàn của ông thì không ngớt lên tiếng. Nhất là những lúc đoàn biểu tình có dấu hiệu mệt không hô khẩu hiệu, hay đoàn biểu tình ngồi nghỉ thì tiếng đàn violin của ông như lời thúc giục, hiệu triệu nhưng cũng đầy ai oán qua các bài hát, nhất là qua bài hát quen tuộc 'Dậy mà đi".

Được mệnh danh là Nghệ sĩ đường phố vì tiếng đàn này vang lên trên đường phố nhiều hơn trong nhà. Dù không có các cuộc biểu tình xuống đường, thì người ta cũng thường bắt gặp người nghệ sĩ này chơi đàn tại bờ Hồ Hoàn Kiếm hay một nơi nào đó ở Sài Gòn. Tiếng đàn của ông cũng nhiều lần vang lên trong các buổi cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại nhà thờ Thái Hà. Tiếng đàn hòa với những lời ca tiếng hát, hòa với lời cầu nguyện nơi linh thiêng làm cho người giáo dân chú ý và nhắc nhở họ cầu nguyện cho quê hương đất nước.

Đất nước chúng ta không thể thiếu những giai điệu và những bài ca. Mỗi chặng đường lịch sử ghi dấu bởi những bài ca đặc trưng nào đó. Trên hết, âm nhạc ở giai đoạn nào cũng có cái hay mang dấu ấn thời đại đó. Với mỗi người, âm nhạc cũng đi vào lòng theo những cách khác nhau, không ai giống ai. Nhưng đó chỉ là một chiều. Âm nhạc trở nên đẹp và phổ biến khi mỗi người viết lên những khúc ca, bài hát. Dù chưa hay, chưa thật xuất sắc, nhưng đó là thành quả của sự lao động nghiêm túc và xứng đáng được sự tôn trọng của mỗi chúng ta. 

Khi tiếng đàn sống trong sự căng thẳng

Description: chúng ta có thể thấy một thanh niên ngồi chơi piano phía trước một hàng dài các cảnh sát chống bạo động. Người thanh niên này có tên Markiyan Matsekh.
  • Uploaded by: Alius
  • Views:
  • Category:
  • Share

    0 nhận xét:

    Post a Comment

     

    Contact Form

    Name

    Email *

    Message *

    Copyright © Mộc Blog's | Designed by Templateism.com | Blogger Templates