Tên tuổi Nhật Ngân được nhiều người biết đến vào thập niên 1960 với bản nhạc đầu tay "Tôi đưa em sang sông".
Trong những năm sau đó, một số tác phẩm của ông được ghi danh vào lịch sử âm nhạc Việt Nam như "Đêm nay ai đưa em về?" "Mùa xuân của mẹ", "Xuân này con không về" (viết với đề tài tâm trạng người lính), "Qua cơn mê" và "Một mai giã từ vũ khí" (viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam). Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần hợp tác với nhạc sĩ Trần Trịnh với nghệ danh chung là Trịnh Lâm Ngân(1).
Tựa hát làm chúng ta khó hiểu. "Qua Cơn Mê" - "Qua" thì rõ rồi, nghĩa là trải qua, vượt qua. Còn "Cơn Mê" thì phải hiểu thế nào? Cơn mê sảng chăng? Hiểu theo góc cạnh của tôi, thì dường như tác giả vừa nhận ra điều gì đó lầm lạc ở chính mình, ở hoàn cảnh của mình, song cũng có thể đó là thời cuộc.
Có người nói: Cuộc đời như một “bến mê”. Chữ “mê” ở đây không có nghĩa là “đam mê” hoặc “say mê” theo nghĩa tích cực, mà là “mê lầm”, là “si mê”, là “ngu si” – một trong “tam độc” theo quan điểm Phật giáo: Tham – Sân – Si (2). Sở dĩ gọi là “tam độc” vì ba thứ này nguy hại, làm cho sự vô minh bị che lấp, dẫn đến phiền não. Chúng luôn xuất hiện trong mỗi con người chúng ta. Vì thế mà luôn phải cẩn trọng, cảnh giác, vì có nhiều thứ khiến con người bị vướng vòng mê lầm, khiến chúng ta mất tự do!
Trích Làng Báo, "Vì qua bài hát này nó vừa nói lên cái định mệnh cay nghiệt của dân miền Nam , đã phải trả giá quá đắt cho sự ngây thơ về chính trị của mình , nó lại vừa nói lên một sự tiên tri về một tương lai của Việt Nam thời hậu chiến. chẳng hạn trong câu :
” Một mai qua cơn mê xa cuộc đời bềnh bồng , anh lại về bên em …” . Một ước mơ sau khi qua cơn mê loạn của cuộc nội chiến anh em nồi da xáo thịt , cuộc đời bấp bênh , vùi dập , bồng bền như bị những cơn sóng vùi dập , lại được về đoàn tụ lại người xưa , nhưng sự thật nghiệt ngã có được như vậy không ?". (Tác giả Phạm Thị Oanh Yến, Hà Nôi 17/05/2011)
[accordion][item title="Qua Cơn Mê Karaoke"]
[/item]
[item title="Lời bài hát Qua Cơn Mê"]
Một mai qua cơn mê,
Xa cuộc đời bềnh bồng
Tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn
Nên đường dài thật dài,
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi,
sẽ thăm bao nơi xưa,
Vui một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng đường,
sẽ đi thăm từng người
sẽ vô thăm từng nhà
ĐK:
Tình người sau cơn mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa
2.
Rồi đây qua cơn mê,
Sông cạn lại thành giòng
Suối về ngọt quê hương
Ngày đó tay em dài
vun cuộc tình thật đầy
mơ toàn truyện trên mâỵ
Còn tôi như cánh chim
Sẽ bay đi muôn phương
Mang về mầm xanh tươi
Khi lá hoa thật nhiều
Trái yêu thương đầy cành
Hái đem cho mọi người ..
[/item]
[item title="Xem Bản Hợp âm"]
[/item][/accordion]
Tôi không sinh ra trong thời những năm 1975 ấy, cũng không nghiên cứu về lịch sử sâu rộng, nên tôi chỉ mượn để tham khảo sao cho cái nhìn của mình phổ quát nhất để nghĩ đến sự ra đời của nhạc phẩm.
Ca khúc này được viết ở âm thể Em, nhịp C (4/4), theo “phong cách” Rumba, không buồn, không vui. Giai điệu đơn giản nhưng mượt mà và có sức thu hút. Lời ca cũng mộc mạc, chân chất, nhưng vẫn đẹp như một bài thơ, và đặc biệt là đầy tính nhân bản.
Ai cũng có những cơn mê của mình. Tác giả cũng nhận ra và bước qua cơn mê ấy. Tác giả mô tả:
Người ta cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi thoát vũng lầy của cơn mê, tức là được tự do. Niềm vui ngập lòng, người ta rong chơi khắp chốn, đi thăm mọi người, nối kết tình người cho thêm chặt.
Khi cha tôi mất, ông cũng như vậy. Có những mối hờn ghét từ trong sâu thẳm bấy lâu, thì vào tết năm ấy, năm 1992, ông đã chẳng quản ngại đường xá xa xôi mà đi làm lành với những người ông gây gổ, làm tổn thương. Tôi biết điều đó qua mỗi câu chuyện góp nhặt từ những người từng tiếp xúc với cha tôi. Với tôi, tôi chẳng thể hình dung ra hình hài của ông, tấm di ảnh của ông chả nói lên điều gì. Thế nên, cuộc đời tôi chỉ biết góp nhặt mà hình dung ra một người cha trong tâm trí mình.
Ai cũng đã từng hơn một lần lầm lạc, đắm mình trong cơn mê nào đó, nhưng dù thế nào thì sau đó, khi đã thức tỉnh, đã giác ngộ, trở về chính lộ, tình người vẫn chan hòa: “Tình người sau cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi. Trường xưa vắng ta, nay ta lại về, cùng theo lũ em học hành như xưa”. Ấy là theo lối nói của tác giả thôi. Chứ tùy vào sự lầm lạc của mỗi người mà cách trở về và thái độ của mọi người là khác nhau.
Con đường trở về chính đạo của một người sau những sai lầm không giản đơn như vậy. Tất nhiên, chẳng một ai có thể ngăn cản đường trở về ấy, song những lời ra tiếng vào ít nhiều khiến người muốn trở về phải nghĩ khác đi, chứ không đơn thuần, được tiếp rước như tác giả.
Tôi đơn cử một ví dụ là anh Tấn vì túng quá, say rượu mà cướp 50.000 đồng để đưa con đi viện. Anh là một người lương thiện, nhưng vì một lần nghe vợ nói không có tiền đưa con đi khám bệnh, anh đã uống say, và ra tay "xin đểu" 50.000 từ một người anh bắt gặp trên đường. Vì cái nghèo, cái túng nhất thời mà người con ngoan, người cha hiền này vướng vào vòng lao lý với bản án 7 năm tù.
[accordion][item title="Xem thêm Video câu chuyện về anh Tấn"]
[/item][/accordion]
Thật không dễ gì thoát khỏi vũng lầy đam mê, nhưng một khi "qua được" thì phía trước luôn hứa hẹn một cuộc sống đẹp hơn, những hình ảnh có thêm nhiều sắc màu sống động hơn.
“Rồi đây sau cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọt quê hương. Mười ngón tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây. Còn tôi như cánh chim, ngỡ vui nên bay xa, sẽ trở về ăn năn. Tôi sẽ ươm thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người”.
Tôi cũng ước vọng với một ai lầm lạc cũng có thể qua cơn mê... càng mong hơn ngày trở về, mọi sự cũng êm đẹp như những lời ca mà Trịnh Lâm Ngân đã viết trong bài hát.
__________________________________________
(1) Trịnh Lâm Ngân là ghép tên ba người: Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân. Lâm Đệ không sáng tác nhạc, chỉ có Trần Trịnh và Nhật Ngân. Trần Trịnh là tác giả bài “Lệ Đá”, Nhật Ngân là tác giả bài “Xuân Này Con Không Về”.
(2) Đây là quan niệm của Phật giáo. THAM là tham lam, ham muốn thái quá, đắm say, muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng,… Lòng ham muốn đó không biết chán, càng được càng ham – như tiền nhân nói: “Túi tham không đáy”. Không chỉ tham cho mình mà còn tham cho cả thân bằng quyến thuộc, quốc gia, xã hội,… Cũng vì tham mà nhân loại tranh giành nhau, giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành công. SÂN là cơn giận dữ, tính nóng nảy, lòng thù hận khi gặp những thứ không vừa lòng, không như ý muốn, hoặc vì bị xúc phạm mà dám làm những chuyện sai trái, qua cơn giận nhưng lại căm hờn và tìm dịp trả thù. SI là si mê, ngu si, vô minh, u tối; người vô minh là người không sáng suốt, thiếu suy xét theo lẽ phải, không dựa trên nguyên lý sự thật để phán đoán việc tốt -xấu, hay-dở, lợi-hại,… Thế nên họ dám làm điều tội lỗi, có hại cho mình và người khác. Si là vô minh, theo thế tục gọi là “dại” hoặc “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không thấy được chất bợn nhơ đang gặm nhấm bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần, đưa con người vào đường tội lỗi triền miên.
Trong những năm sau đó, một số tác phẩm của ông được ghi danh vào lịch sử âm nhạc Việt Nam như "Đêm nay ai đưa em về?" "Mùa xuân của mẹ", "Xuân này con không về" (viết với đề tài tâm trạng người lính), "Qua cơn mê" và "Một mai giã từ vũ khí" (viết trong bối cảnh Hiệp định Paris kết thúc Chiến tranh Việt Nam). Trong sự nghiệp của mình, ông nhiều lần hợp tác với nhạc sĩ Trần Trịnh với nghệ danh chung là Trịnh Lâm Ngân(1).
Tựa hát làm chúng ta khó hiểu. "Qua Cơn Mê" - "Qua" thì rõ rồi, nghĩa là trải qua, vượt qua. Còn "Cơn Mê" thì phải hiểu thế nào? Cơn mê sảng chăng? Hiểu theo góc cạnh của tôi, thì dường như tác giả vừa nhận ra điều gì đó lầm lạc ở chính mình, ở hoàn cảnh của mình, song cũng có thể đó là thời cuộc.
Có người nói: Cuộc đời như một “bến mê”. Chữ “mê” ở đây không có nghĩa là “đam mê” hoặc “say mê” theo nghĩa tích cực, mà là “mê lầm”, là “si mê”, là “ngu si” – một trong “tam độc” theo quan điểm Phật giáo: Tham – Sân – Si (2). Sở dĩ gọi là “tam độc” vì ba thứ này nguy hại, làm cho sự vô minh bị che lấp, dẫn đến phiền não. Chúng luôn xuất hiện trong mỗi con người chúng ta. Vì thế mà luôn phải cẩn trọng, cảnh giác, vì có nhiều thứ khiến con người bị vướng vòng mê lầm, khiến chúng ta mất tự do!
Trích Làng Báo, "Vì qua bài hát này nó vừa nói lên cái định mệnh cay nghiệt của dân miền Nam , đã phải trả giá quá đắt cho sự ngây thơ về chính trị của mình , nó lại vừa nói lên một sự tiên tri về một tương lai của Việt Nam thời hậu chiến. chẳng hạn trong câu :
” Một mai qua cơn mê xa cuộc đời bềnh bồng , anh lại về bên em …” . Một ước mơ sau khi qua cơn mê loạn của cuộc nội chiến anh em nồi da xáo thịt , cuộc đời bấp bênh , vùi dập , bồng bền như bị những cơn sóng vùi dập , lại được về đoàn tụ lại người xưa , nhưng sự thật nghiệt ngã có được như vậy không ?". (Tác giả Phạm Thị Oanh Yến, Hà Nôi 17/05/2011)
[item title="Lời bài hát Qua Cơn Mê"]
Một mai qua cơn mê,
Xa cuộc đời bềnh bồng
Tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không còn
Nên đường dài thật dài,
Ta mặc tình rong chơi
Cùng nhau ta sẽ đi,
sẽ thăm bao nơi xưa,
Vui một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng đường,
sẽ đi thăm từng người
sẽ vô thăm từng nhà
ĐK:
Tình người sau cơn mê vẫn xanh
Dù bao tháng năm đau thương dập vùi
Trường quen vắng bóng mai ta lại về
Cùng theo lũ em học hành như xưa
2.
Rồi đây qua cơn mê,
Sông cạn lại thành giòng
Suối về ngọt quê hương
Ngày đó tay em dài
vun cuộc tình thật đầy
mơ toàn truyện trên mâỵ
Còn tôi như cánh chim
Sẽ bay đi muôn phương
Mang về mầm xanh tươi
Khi lá hoa thật nhiều
Trái yêu thương đầy cành
Hái đem cho mọi người ..
[/item]
[item title="Xem Bản Hợp âm"]
[/item][/accordion]
Tôi không sinh ra trong thời những năm 1975 ấy, cũng không nghiên cứu về lịch sử sâu rộng, nên tôi chỉ mượn để tham khảo sao cho cái nhìn của mình phổ quát nhất để nghĩ đến sự ra đời của nhạc phẩm.
Ca khúc này được viết ở âm thể Em, nhịp C (4/4), theo “phong cách” Rumba, không buồn, không vui. Giai điệu đơn giản nhưng mượt mà và có sức thu hút. Lời ca cũng mộc mạc, chân chất, nhưng vẫn đẹp như một bài thơ, và đặc biệt là đầy tính nhân bản.
Ai cũng có những cơn mê của mình. Tác giả cũng nhận ra và bước qua cơn mê ấy. Tác giả mô tả:
“Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, anh lại về bên em. Ngày gió mưa không còn, nên đường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi. Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, vui một thuở lênh đênh. Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà”.Với 4 câu ngắn ngủi, nhưng tác giả đã khái quát gần như những năm tháng trước đây và cả hiện tại của mình. Cơn mê đã che phút hết những điều tốt đẹp khỏi tầm mắt của tác giả, khi ông đã sớm không nhận ra những điều gần gũi, thân thuộc với mình lại bình yên và vui như vậy, điều mà ông chẳng thể nhận ra khi rong ruổi kiếm tìm những điều mơ tưởng ở một cuộc đời bềnh bồng, không yên ổn.
Người ta cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi thoát vũng lầy của cơn mê, tức là được tự do. Niềm vui ngập lòng, người ta rong chơi khắp chốn, đi thăm mọi người, nối kết tình người cho thêm chặt.
Khi cha tôi mất, ông cũng như vậy. Có những mối hờn ghét từ trong sâu thẳm bấy lâu, thì vào tết năm ấy, năm 1992, ông đã chẳng quản ngại đường xá xa xôi mà đi làm lành với những người ông gây gổ, làm tổn thương. Tôi biết điều đó qua mỗi câu chuyện góp nhặt từ những người từng tiếp xúc với cha tôi. Với tôi, tôi chẳng thể hình dung ra hình hài của ông, tấm di ảnh của ông chả nói lên điều gì. Thế nên, cuộc đời tôi chỉ biết góp nhặt mà hình dung ra một người cha trong tâm trí mình.
Ai cũng đã từng hơn một lần lầm lạc, đắm mình trong cơn mê nào đó, nhưng dù thế nào thì sau đó, khi đã thức tỉnh, đã giác ngộ, trở về chính lộ, tình người vẫn chan hòa: “Tình người sau cơn mê vẫn xanh, dù bao tháng năm đau thương dập vùi. Trường xưa vắng ta, nay ta lại về, cùng theo lũ em học hành như xưa”. Ấy là theo lối nói của tác giả thôi. Chứ tùy vào sự lầm lạc của mỗi người mà cách trở về và thái độ của mọi người là khác nhau.
Con đường trở về chính đạo của một người sau những sai lầm không giản đơn như vậy. Tất nhiên, chẳng một ai có thể ngăn cản đường trở về ấy, song những lời ra tiếng vào ít nhiều khiến người muốn trở về phải nghĩ khác đi, chứ không đơn thuần, được tiếp rước như tác giả.
Tôi đơn cử một ví dụ là anh Tấn vì túng quá, say rượu mà cướp 50.000 đồng để đưa con đi viện. Anh là một người lương thiện, nhưng vì một lần nghe vợ nói không có tiền đưa con đi khám bệnh, anh đã uống say, và ra tay "xin đểu" 50.000 từ một người anh bắt gặp trên đường. Vì cái nghèo, cái túng nhất thời mà người con ngoan, người cha hiền này vướng vào vòng lao lý với bản án 7 năm tù.
[accordion][item title="Xem thêm Video câu chuyện về anh Tấn"]
[/item][/accordion]
Thật không dễ gì thoát khỏi vũng lầy đam mê, nhưng một khi "qua được" thì phía trước luôn hứa hẹn một cuộc sống đẹp hơn, những hình ảnh có thêm nhiều sắc màu sống động hơn.
“Rồi đây sau cơn mê, sông cạn lại thành dòng, xuôi về ngọt quê hương. Mười ngón tay em dài, vun cuộc tình thật đầy, mơ toàn chuyện trên mây. Còn tôi như cánh chim, ngỡ vui nên bay xa, sẽ trở về ăn năn. Tôi sẽ ươm thật nhiều, trái yêu thương đầy cành, hái đem cho mọi người”.
Tôi cũng ước vọng với một ai lầm lạc cũng có thể qua cơn mê... càng mong hơn ngày trở về, mọi sự cũng êm đẹp như những lời ca mà Trịnh Lâm Ngân đã viết trong bài hát.
__________________________________________
(1) Trịnh Lâm Ngân là ghép tên ba người: Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân. Lâm Đệ không sáng tác nhạc, chỉ có Trần Trịnh và Nhật Ngân. Trần Trịnh là tác giả bài “Lệ Đá”, Nhật Ngân là tác giả bài “Xuân Này Con Không Về”.
(2) Đây là quan niệm của Phật giáo. THAM là tham lam, ham muốn thái quá, đắm say, muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng,… Lòng ham muốn đó không biết chán, càng được càng ham – như tiền nhân nói: “Túi tham không đáy”. Không chỉ tham cho mình mà còn tham cho cả thân bằng quyến thuộc, quốc gia, xã hội,… Cũng vì tham mà nhân loại tranh giành nhau, giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành công. SÂN là cơn giận dữ, tính nóng nảy, lòng thù hận khi gặp những thứ không vừa lòng, không như ý muốn, hoặc vì bị xúc phạm mà dám làm những chuyện sai trái, qua cơn giận nhưng lại căm hờn và tìm dịp trả thù. SI là si mê, ngu si, vô minh, u tối; người vô minh là người không sáng suốt, thiếu suy xét theo lẽ phải, không dựa trên nguyên lý sự thật để phán đoán việc tốt -xấu, hay-dở, lợi-hại,… Thế nên họ dám làm điều tội lỗi, có hại cho mình và người khác. Si là vô minh, theo thế tục gọi là “dại” hoặc “ngu”. Vô minh che lấp tâm trí, làm cho con người không thấy được chất bợn nhơ đang gặm nhấm bên trong con người khiến các thói hư tật xấu ấy sẽ tăng dần, đưa con người vào đường tội lỗi triền miên.
Qua Cơn Mê - Nhật Ngân
Description: Cuộc đời như một “bến mê”. Chữ “mê” ở đây không có nghĩa là “đam mê” hoặc “say mê” theo nghĩa tích cực, mà là “mê lầm”, là “si mê”, là “ngu si” – một trong “tam độc” theo quan điểm Phật giáo: Tham – Sân – Si Views:
hình như theo mình biết là bài hát 'Tôi đưa em sang sông' là của nhạc sĩ Y Vũ sáng tác mà
ReplyDelete