Một số người có thể được thiên phú khả năng nhạy bén về chính trị, trong khi người khác có thể thích hợp hơn với công việc của một nhà giáo hay của một học giả. Một số có những đặc tính cần cho nghề nghiệp như là Bác sĩ, luật sư, Kiến trúc sư hay là nhà quản lý... Bản danh sách có thể còn dài...
Konosuke Matsushita(*) đã chia sẻ thế này:
Tôi thường băn khoăn và tự hỏi mình nhiều nhất là làm sao tôi có thể thành công trong việc kinh doanh trong bối cảnh đất nước rách nát kiệt quệ sau thất bại chiến tranh như vậy. Tôi bối rối, bởi vì không sao có ngay được một lời đáp rõ ràng. Yếu tố không thể chối cãi được đó là sự may mắn. Đúng vậy, tôi đã làm việc cật lực bất chấp tình trạng sức khỏe yếu kém của mình. Chúng tôi có được những nhân viên tốt, sản phẩm tốt và khách hàng tốt. Song không một yếu tố nào trong đó xem ra nêu bật được nguyên nhân đích thực của sự thành công.
Yếu tố quan trọng hơn mọi yếu tố khác, điều tôi phát hiện lúc tôi còn rất trẻ đó là cái "hốc" của đời mình và tôi gắn chặt mình vào đó. Nói một cách khác, tôi dấn thân trọn vẹn vào nẻo đường hiển nhiên trước mặt bất kể mọi rủi ro. Tôi lao mình phiêu lưu trong cõi xa lạ mà chỉ có một khái niệm khá mơ hồ về nơi tôi đang du hành. Bảo đảm an toàn không phải là mục tiêu cũng chẳng hề là một thành tố trong quyết định của tôi. Tuy nhiên, tôi biết rõ tôi quyết dấn thân vào một sự nghiệp kinh doanh ổn định; tôi xác định không được lập lại sai lầm của cha tôi, vì ông đã phung phí gia tài vào việc đầu cơ hàng hóa. Thậm chí trước khi học hết lớp 4, lúc mới 9 tuổi, tôi đã phải rời ghế nhà trường đi học việc tại một tỉnh khác. Tuy vậy, tôi biết ơn cha tôi vì ông khẳng định rằng tôi có quyền trở thành một nhà kinh doanh theo ý mình.
Nhờ vậy, tôi đã chớp được dịp may, mua sắm thiết bị và thành lập một cơ xưởng kinh doanh tụ điện vào độ tuổi 23; đó là một cơ hội để tôi đạt được ước vọng của mình, phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình dù còn hạn chế.
Dần dần tôi nghĩ rằng trách nhiệm của tôi là phải làm hết sức mình nhằm phát triển bản thân để có thể tạo một ảnh hưởng tích cực đến người xung quanh và chia sẻ cùng họ niềm vui trong cuộc sống. Tôi muốn cống hiến một cái gì đó cho xã hội bằng nỗ lực nhỏ nhoi của chính mình.
Giàu sang, danh vọng và địa vị không phải là thước đo đích thực của thành công, càng không thể là mục đích cuối cùng. Chúng đơn giản chỉ là kết quả hoặc là thứ phẩm của nỗ lực cá nhân khi gánh vác một sứ mệnh trong cuộc đời. Có thể chúng sẽ đến như thành quả của sự bền chí của bạn, hoặc có thể chúng có thể sẽ chẳng bao giờ đến. Tiền bạc, danh vọng và địa vị có thể sẽ ở với bạn trong một thời gian dài hoặc cũng có thể sớm tan như bọt nước, Chúng mau tàn và bất thường lắm.
Tôi vẫn thường thấy làm lạ không hiểu trong 7 ti người trên trái đất này có mấy người tìm ra được cái "hốc" của họ vốn ở ngay trước mặt và phát huy hết tiềm năng của họ tại đó. Không một xã hội nào hoàn hảo, song dường như xã hội nào cũng có quá nhiều thôi thúc đối với sự phát triển cá nhân. Trách nhiệm của các bậc tiền nhân, nhất là các bậc cha mẹ, thầy giáo, nhà doanh nghiệp, là phải giúp thanh niên tìm được nghề nghiệp thích hợp với họ, và một khi họ đã tìm thấy thì nên kiên trì khuyến khích họ phát triển. Nhất là cần phải tạo được môi trường, hay ít ra cũng không gây trở ngại cho thanh niên trong việc định hình sứ mệnh của họ trên thế gian này.
Có một phóng viên đã hỏi tôi:
- "Đâu là bí quyết của sự phát triển thành công của công ty tôi?".
Tôi bối rối, và trong phút chốc một ý nghĩ chợt lóe lên. Tôi hỏi ngược lại người phóng viên:
- "Anh sẽ làm gì nếu anh gặp mưa?". Lặng thinh một lát, anh ta trả lời:
- "Tôi sẽ che dù".
Đó là câu trả lời của tôi cho câu hỏi của anh ta. Một giải pháp tự nhiên cho một hiện tượng tự nhiên - đấy là "bí quyết" của thành công trong quản lý và kinh doanh.
Bạn sẽ luôn dành phần thắng nếu như bạn tin tưởng vào lương tri. Tôi tin rằng lời khuyên này cũng có thể áp dụng được cả vào việc điều hành cả cuộc đời của riêng bạn. Tuy nhiên, tôi cũng chắc với bạn rằng, thực hiện nó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
____________________________________________________
Konosuke Mutsushita (1894 - 1989), là một nhà doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của nước Nhật. Ông là người sáng lập tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất nhì Nhật Bản. Các nhãn hàng nổi tiếng như là National, Panasonic, Technics, Quasar,...
Tìm ra cái "Hốc" của mình trong đời
Description: ôi vẫn thường thấy làm lạ không hiểu trong 7 ti người trên trái đất này có mấy người tìm ra được cái "hốc" của họ vốn ở ngay trước mặt và phát huy hết tiềm năng của họ tại đó. Views:
Category:
Cafe sáng
0 nhận xét:
Post a Comment