Top

Oct 30, 2016


Người Trung Hoa cho rằng, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh. Phán đoán và kết luận đó dựa theo các ký tự của ngôn ngữ Tiếng Hoa rằng, trong chữ “dược” (藥 yao) có chữ “nhạc” (樂 yue).


Người Trung Quốc cổ đại phát hiện một số loại thảo mộc cũng có thể chữa khỏi bệnh, do đó họ đã thêm bộ “thảo” lên bên trên chữ “nhạc”, và đã cho ra đời chữ “dược”.

Âm nhạc có thể chữa bệnh và những nghiên cứu y khoa hiện nay đang hướng tới lĩnh vực này. Chúng ta biết rằng thai nhi trở nên quen thuộc với giọng nói của người mẹ từ khi còn nằm trong bụng mẹ và các bé có thể nghe thấy những âm thanh từ nhịp đập của trái tim người mẹ, giọng nói và hơi thở của mẹ. Vì vậy ngày nay có những giáo trình kỹ thuật “giáo dục trong khi mang thai”, trong đó có cả nghe nhạc.

Theo đó, âm nhạc khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, “thiên nhân hợp nhất“, giữa con người và trời đất có một mối quan hệ mật thiết, vậy nên đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng. Y học cổ truyền quan niệm rằng, tạng “tâm” là chủ soái của hoạt động sinh mệnh của cơ thể con người.

Sách Linh khu – Bản thần viết: “Nhậm vật giả vị chi tâm“, ý nói mọi hoạt động tư duy, tình cảm, ý thức đều có quan hệ mật thiết với tạng tâm, ý nói âm nhạc là sự bộc lộ tình cảm của con người bằng những giai điệu và tiết tấu đẹp đẽ, có thể thông qua “tâm thần” ảnh hưởng tới công năng của tạng phủ tương ứng, cũng có thể làm lay động tình chí mà sản sinh tác dụng “tình thắng tình” mà đạt được hiệu quả trị liệu bệnh tật.

Trên lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện cảm xúc, điều chỉnh hơi thở và điều tiết hoạt động của các cơ quan nội tạng. Các nhà khoa học tại Mỹ đã phát hiện, thường xuyên nghe âm nhạc có thể có ảnh hưởng đến cảm xúc của mọi người, tạo ra một số cộng hưởng trong cơ thể con người.

Những tác động của nhịp điệu âm nhạc được gắn kết với các cử động khác nhau của cơ thể con người. Từ đó, những giai điệu của âm nhạc có thể điều tiết sinh lý của cơ thể.

Theo y học cổ truyền, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh phải nắm được “ngũ âm“. Ngũ âm là năm bậc âm có tên gọi là: Giốc, Chủy, Cung, Thương và Vũ trong âm gia ngũ thanh của âm nhạc cổ đại phương Đông. Những bậc âm đơn độc không thể thành âm nhạc, tựa như phương thức vận động đơn nhất của khí không thể tạo ra sinh mệnh vậy. Nếu lấy một âm nào đó làm chủ âm, các âm còn lại vây quanh chủ âm để sắp xếp và tổ hợp có thứ tự thì cấu thành âm nhạc có điệu thức được quy định. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống. Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là tâm, can, tỳ, phế và thận.

Trong âm nhạc liệu pháp, tác động của âm nhạc chủ yếu thông qua sự khác nhau của tiết tấu, hoàn luật của bản thân khúc nhạc, thứ nữa là sự khác nhau của tốc độ, độ rung, giai điệu mà đạt được hiệu quả trị liệu khác nhau. Căn cứ vào chẩn đoán bệnh tình, theo nguyên tắc biện chứng thi khúc (tùy chứng mà chọn nhạc) để chọn loại nhạc khúc thích hợp làm đơn thuốc âm nhạc trị bệnh.

Liệu pháp âm nhạc

1. Liệu pháp nhạc an thần là phương pháp dùng khúc nhạc uyển chuyển mềm mại có thể làm an thần tĩnh tâm, trấn tĩnh ru ngủ để làm tiêu tan sự căng thẳng và nôn nóng như cổ khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng.
[accordion][item title="Khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ"]
[/item]
[item title="Khúc Mai Hoa Tam Lộng"] [/item][/accordion]
2. Liệu pháp nhạc giải uất là dùng nhạc khúc có công năng khai thông tâm sự, giải mối uất sầu để làm hết bệnh tính, tình buồn tích tụ trong lòng như cổ khúc Cổ khúc, Hỉ dương dương.
[accordion][item title="Khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ"] [/item][/accordion]
3. Liệu pháp nhạc đau buồn là dùng khúc điệu tiết luật trầm thấp, bi thương thảm thiết khiến lòng người rung động mà đạt hiệu quả nghệ thuật của “Bi thắng Nộ” (buồn thương thằng giận dữ) như cổ khúc Táng hoa, Tiểu hồ già.
[accordion][item title="Khúc Táng Hoa Ngâm"] [/item][/accordion]
4. Liệu pháp nhạc tươi vui là dùng âm nhạc khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, vui mừng mà xóa bỏ bệnh tình bi ai, ưu tư, uất ức như cổ khúc Bách điểu triều phong, Hoàng điểu lánh…
[accordion][item title="Khúc Bích Hải Triều"][/item][/accordion]

Âm nhạc cổ đại Trung Quốc được chia thành “thanh nhạc” và “khí nhạc”. Mục đích của khí nhạc cổ Trung Quốc là để thanh tẩy tâm hồn, và đó là lý do tại sao nó lại chậm rãi và dịu nhẹ. Nghe loại nhạc này mang lại sự an hòa tâm linh.

Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực

Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số chấn động nhất định, khi mắc bệnh, tần số chấn động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số chấn động của các cơ quan đó hài hoà trở lại thông qua sự chấn động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật.

Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào gan ruột làm người ta mê mẩn trong tiếng nhạc, loại bỏ những ưu phiền, từ đó tâm tính dần dần ôn hoà trở lại, hít thở sâu, nhẹ, toàn thân thư giãn nới lỏng, giảm căng thẳng thần kinh, do đó âm nhạc điều tiết được cơ thể và nội tạng, có tác dụng hạ huyết áp, làm lợi cho tim mạch, kích thích giảm đau, giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh an thần, chống lão hóa và hỗ trợ trị liệu ung thư. Những bản nhạc khác nhau, âm điệu khác nhau sẽ gây ra những tâm trạng cảm nhận khác nhau, nên tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau.
[full_width]

Khi Âm Nhạc Sinh Ra Để Chữa Bệnh

  • Uploaded by: Alius
  • Views:
  • Category:
  • Share

    1 nhận xét:

     

    Contact Form

    Name

    Email *

    Message *

    Copyright © Mộc Blog's | Designed by Templateism.com | Blogger Templates